Minaco Blog, Tài chính - Kế toán

Tổng hợp điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán VAS 21 và IAS 1

Chuan Muc Ke Toan Vas 21 Va Ias 1
Phân Biệt Chuẩn Mực Kế Toán Vas 21 Và Ias 1

Chuẩn mực kế toán VAS 21 và IAS1 là hai chuẩn mực kế toán về Trình bày báo cáo Tài chính đang được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ kế toán hiện nay. Tuy nhiên, các bạn đã nắm bắt được những điểm giống và khác biệt giữa hai chuẩn mực kế toán này? Hãy cùng Minaco khám phá ngay sau đây nhé!

Chuẩn mực kế toán là gì? 

Chuẩn Mực Kế Toán Là Gì?

Trong đó, chuẩn mực kế toán đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động kế kiểm tại mỗi công ty, doanh nghiệp như: 

  • Đảm bảo tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, là cơ sở để người sử dụng báo cáo tài chính đưa ra các quyết định kinh tế.
  • Tạo ra sự thống nhất trong việc ghi chép, xử lý, tổng hợp và trình bày thông tin kế toán giữa các doanh nghiệp, giúp cho việc so sánh, đánh giá tình hình tài chính của các doanh nghiệp được thuận lợi hơn.
  • Giúp cho các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán.

Hiện nay tại Việt Nam, hệ thống chuẩn mực kế toán được ban hành và áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính bao gồm Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IFRS).

Sự Khác Nhau Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Vas 21 Và Ias 1

Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)

Chuẩn mực kế toán VAS được ban hành theo các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính, quy định cụ thể về hạch toán, kế toán và có hiệu lực bắt buộc áp dụng từ ngày 01/01/2005, bao gồm 26 chuẩn mực, được chia thành 4 nhóm chính như sau:

  • Nhóm chuẩn mực chung (VAS 01 – VAS 09): Quy định các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính.
  • Nhóm chuẩn mực tài sản (VAS 10 – VAS 19): Quy định kế toán các loại tài sản của doanh nghiệp.
  • Nhóm chuẩn mực nguồn vốn (VAS 20 – VAS 24): Quy định kế toán các loại nguồn vốn của doanh nghiệp.
  • Nhóm chuẩn mực thu nhập và chi phí (VAS 25 – VAS 26): Quy định kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu của chuẩn mực kế toán VAS là cung cấp các quy định, nguyên tắc, phương pháp kế toán nhằm đảm bảo cho các thông tin trên báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Do đó, loại Chuẩn mực kế toán này có ưu điểm là tạo sự nhất quán cao và dễ dàng tiếp cận cho công tác hạch toán, kế toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của VAS là không có bất kỳ sự cập nhật nào cho đến nay. 

Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)

Nếu Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh, thì IFRS được xem là ngôn ngữ chung của kế toán trong khuôn khổ quốc tế. Tuy nhiên, khi tiếp cận hệ thống chuẩn mực IFRS có thể thấy một số chuẩn mực được gọi là IFRS nhưng một số khác lại được gọi là IAS. Tại sao lại có sự khác nhau về tên gọi như vậy? Thực tế, có thể gọi IFRS và IAS là “anh chị em ruột “trong một gia đình. 

Các IAS ra đời trước, được ban hành và đặt tên theo IASC – Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế, sau này IASC thay tên thành IASB – Hồi đồng chuẩn mực kế toán quốc tế được thành lập bởi IASC (Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế). 

IASB vẫn giữ vững các chuẩn mực kế toán IAS cũ và ban hành thêm các chuẩn mực kế toán mới là IFRS nhằm cập nhật, thay thế cho toàn bộ hoặc một vài nội dung của các IAS cũ. Do đó, các IAS chưa bị thay thế bởi các IFRS vẫn còn hiệu lực. Tính đến hiện nay có 25 IAS16 IFRS, bên cạnh đó IASB còn phát hành các diễn giải IFRIC nhằm diễn giải các vấn đề phức tạp của IFRS.

Vậy trong bài viết này khi nhắc đến chuẩn mực kế toán IFRS, có nghĩa đang đề cập đến tất cả các chuẩn mực IAS, IFRS và các diễn giải IFRIC. 

Ưu điểm của Chuẩn mực kế toán IFRS thường xuyên cập nhật để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, vì IFRS được thành lập dựa trên các nguyên tắc kế toán, hướng dẫn các loại giao dịch dựa trên bản chất kinh tế của các loại hợp đồng đó, nên IFRS không có các quy định cụ thể về Nợ, Có và tài khoản nào như VAS. 

Điểm khác nhau giữa Chuẩn mực kế toán VAS 21 và IAS 1

Quy định biểu mẫu Báo cáo tài chính

Nếu chuẩn mực kế toán IAS 1 không đặt ra các yêu cầu về mẫu Báo cáo tài chính thì đối với VAS các biểu mẫu tài chính được trình bày trong các quy định và hướng dẫn cụ thể. 

Tìm hiểu về quy định trình bày báo cáo tài chính của Chuẩn mực kế toán VAS tại Phụ lục 02 – Biểu mẫu báo cáo tài chính và hướng dẫn lập, trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính

Yêu cầu sắp xếp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Ngoài tiêu chí chung là sắp xếp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán theo thứ tự giảm dần, thì đối với chuẩn mực kế toán VAS 21 còn đặt thêm một tiêu chí nữa là thứ tự tính thanh khoản bắt buộc phải theo thứ tự giảm dần. 

Tính thanh khoản được biết đến là một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó.

Tính Thanh Khoản Là Gì?

Một tài khoản có tính thanh khoản cao nếu có thể bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể (thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn) và ngược lại. 

Ví dụ về thứ tự tính thanh khoản giảm dần của một số chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán như sau: 

Đối với tài sản:Đối với Nợ phải trả:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản phải thu ngắn hạn
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản cố định
Tài sản vô hình
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn

Một số tài khoản được lý giải về tính thanh khoản như sau:

Đối với tài sản, tiền và các khoản tương đương tiền là chỉ tiêu có tính thanh khoản cao nhất, vì chúng có thể được chuyển đổi thành tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng là chỉ tiêu có tính thanh khoản cao, vì chúng có thể được thu hồi trong vòng một năm. 

Các chỉ tiêu có tính thanh khoản thấp nhất là tài sản cố định và tài sản vô hình. Bởi vì:

  • Tài sản cố định là tài sản có hình thái vật chất, được sử dụng xuyên suốt trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định thường có giá trị lớn và được sử dụng trong thời gian dài. Do đó, để mua/bán được tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải tìm được người bán phù hợp và người mua có nhu cầu và có khả năng thanh toán. 

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng giá trị của các loại tài sản này cũng giảm do khấu hao hoặc do nhu cầu thị trường do đó, việc mua, bán mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm, thương thảo.

  • Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng có giá trị kinh tế và được sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản vô hình có thể bao gồm các loại như: quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bằng sáng chế,… 

Tài sản vô hình thường có giá trị khó định lượng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tình trạng thị trường, uy tín của doanh nghiệp, hay các yếu tố chủ quan của người bán/người mua. Do đó, việc định giá và chuyển đổi các sản phẩm này thành tiền mất khá nhiều công sức

Nhìn chung, việc sắp xếp các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán theo thứ tự tính thanh khoản giúp người sử dụng thông tin tài chính có thể đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn. Nếu các chỉ tiêu tài sản có tính thanh khoản cao hơn các chỉ tiêu nợ phải trả, thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Ngược lại, nếu các chỉ tiêu nợ phải trả cao hơn các chỉ tiêu tài sản, thì doanh nghiệp có khả năng gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ.

Các thành phần của báo tài chính

Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn về sự khác nhau giữa các thành phần báo cáo tài chính trong chuẩn mực kế toán VAS 21 và IAS 1 về trình bày báo cáo tài chính:

IAS 1VAS 21
Bảng cân đối kế toánBảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P/L) và thu nhập toàn diện khác trong kỳ (tách hoặc kết hợp)Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P/L)
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳBáo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ như được trình bày trong thuyết minh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳBáo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ
Thuyết minh, bao gồm một bản tóm tắt các chính sách kế toán quan trọng và thông tin giải thích khácThuyết minh báo cáo tài chính
Thông tin so sánh với giai đoạn trướcN/A
Bảng cân đối kế toán tại ngày bắt đầu của kỳ so sánh gần nhất (khi áp dụng thay đổi/hồi tố trong chính sách kế toán, phân bổ lại, phân loại lại các khoản mục)N/A

Cách thức trình bày báo cáo tài chính

Hiện nay có hai cách thức trình bày báo cáo tài chính là cách thức trình bày theo chức năng và trình bày báo cáo tài chính theo bản chất của chi phí. 

Trình bày theo chức năng là cách trình bày báo cáo tài chính theo chức năng của các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cách trình bày này giúp người sử dụng báo cáo tài chính dễ dàng hiểu được vai trò và ý nghĩa của các khoản mục tài chính trong việc tạo ra, sử dụng và phân phối nguồn lực của doanh nghiệp.

Một số tài khoản được trình bày theo chức năng như sau: 

  • Chi phí sản xuất, kinh doanh
  • Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí tài chính
  • Chi phí khác

Trình bày theo bản chất là cách trình bày báo cáo tài chính theo bản chất của các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cách trình bày này giúp người sử dụng báo cáo tài chính dễ dàng hiểu được bản chất kinh tế của các khoản mục tài chính, từ đó có thể đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một số tài khoản được trình bày theo chức năng như sau: 

  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí nhân công
  • Chi phí khấu hao
  • Chi phí lãi vay
  • Chi phí thuế
  • Chi phí khác

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 1 – Trình bày báo cáo tài chính quy định rằng các doanh nghiệp phải trình bày chi phí trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng. Tuy nhiên, chuẩn mực này cũng cho phép các doanh nghiệp trình bày chi phí theo bản chất, nếu điều này giúp cung cấp thông tin hữu ích hơn cho người sử dụng báo cáo tài chính.

Trong khi đó, theo VAS 21 hầu hết các loại báo cáo tài chính chỉ được phép chính bày theo chức năng. Và trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều trình bày chi phí theo chức năng

Bởi lẽ, cách thức trình bày chi phí theo chức năng cũng giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được chi phí nào liên quan đến việc tạo ra doanh thu, chi phí nào liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp và chi phí nào liên quan đến việc huy động vốn. Thông tin này giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.

Như vậy, thông qua nội dung vừa rồi, Minaco đã cùng các bạn đi tìm hiểu qua về các điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán VAS 21 và IAS 1 về trình bày báo cáo tài chính. Minaco mong rằng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM

Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây

Hotline: 0961 53 16 16

Email: info@minaco.vn

Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *