Minaco Blog, Tài chính - Kế toán

Các loại báo cáo tài chính doanh nghiệp cần biết | Mẫu báo cáo tài chính chuẩn

Bao Cao Tai Chinh
Mẫu Báo Cáo Tài Chính Chuẩn

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, việc nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách toán diện, chính xác đóng góp vai trò quan trọng đối với mỗi nhà quản lý, nhà đầu tư hay các doanh nghiệp tài chính, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh, đầu tư đúng đắn.

Và báo cáo tài chính là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp làm được điều này. Vậy có những loại báo cáo tài chính nào và chúng đóng góp những vai trò quan trọng gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Minaco tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Báo cáo tài chính (Financial Statement) là gì?

Báo cáo tài chính là một hệ thống các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu; cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Báo cáo tài chính được lập dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán thông lệ kế toán quốc tế. Các thông tin trong báo cáo tài chính phải được lập một cách trung thực, khách quan, đầy đủ và rõ ràng.

Mục đích của các báo cáo tài chính (Purpose of financial statements)

Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó, mục đích chính khi lập các báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các dòng/luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số động những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Để đạt được mục đích nào, báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả
  • Vốn chủ sở hữu 
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ
  • Các luồng tiền 

Các loại báo cáo tài chính

Các thông tin tài chính được phân bổ trong các loại báo cáo tài chính khác nhau, giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo tra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền. 

Một số báo cáo tài chính thường bao gồm: (1) Bảng cân đối kế toán, (2) Báo cáo kết quả kinh doanh (Báo cáo lãi lỗ), (3) Báo cáo thay đổi trong vốn chủ sở hữu, (4) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(5) Thuyết minh các báo cáo tài chính. 

Ở Việt Nam hiện tại báo cáo (3) thay đổi trong vốn chủ sở hữu nằm trong báo cáo (5) Thuyết minh các báo cáo tài chính, tuy nhiên theo thông lệ quốc tế, nó được tách thành một báo cáo riêng.

Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)

Bảng Cân Đối Kế Toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản, nợ phải trảvốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Bảng cân đối kế toán như một tấm ảnh của một thực thể, doanh nghiệp. Vì lý, vì lý do này nó còn được gọi là Báo cáo tình hình tài chính (Statement of financial position).

Tham khảo: Biểu mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200 

Cách thức trình bày các yếu tố thông tin trên Bảng cân đối kế toán áp dụng với từng loại hình doanh nghiệp. Việc điều chỉnh các khoản mục trình bày trên Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm: 

  1. Các khoản mục hàng dọc được đưa thêm vào khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu phải trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán hoặc khi quy mô, tính chất hoặc chức năng của một yếu tố thông tin đòi hỏi phải trình bày riêng biệt nhằm phản ánh trung thựchợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ cụ thể, theo Chuẩn mực kế toán số 21, tài sản vô hình có thời hạn sử dụng hữu ích xác định được phân loại thành các loại sau:

  • Quyền sử dụng đất
  • Quyền sở hữu trí tuệ
  • Thương hiệu
  • Mô hình, khuôn mẫu, thiết bị, dụng cụ
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
  • Hợp đồng thuê tài sản
  • Giấy phép, giấy chứng nhận
  • Lợi thế thương mại

Các khoản mục tài sản vô hình này được trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán theo nhóm tài sản vô hình có thời hạn sử dụng hữu ích xác định.

  1. Cách thức trình bày và sắp xếp theo thứ tự các yếu tố thông tin có thể được sửa đổi theo tính chấtđặc điểm hoạt động của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc nắm bắt được tình hình tài chính tổng quan của doanh nghiệp. 

Ví dụ, ngân hàng, các tổ chức tài chính tương tự thì việc trình bày Bảng cân đối kế toán được trình bày cụ thể hơn trong chuẩn mực VAS 22 “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”. 

Xem thêm: Vì sao bảng cân đối kế toán quan trọng với các doanh nghiệp nhỏ?

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay Báo cáo lãi lỗ (Income Statement/Profit & Loss Account)

Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày trình bày tóm lược các khoản doanh thuchi phí của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Báo cáo kết quả kinh doanh cũng còn được gọi là Báo cáo hoạt động (Statement of operations), nó như một cuộc film hay về video về các hoạt động của một doanh nghiệp trong một thời kỳ. 

Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo riêng rẽ quan trọng nhất về thông tin kết quả kinh doanh của thực thể – lợi nhuận (lãi/lỗ) là phần doanh thu và thu nhập trừ đi chi phí. Nếu chi phí lớn hơn doanh thu và thu nhập, thực thể sẽ bị lỗ.

Tham khảo: Mẫu Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo thông tư 200

Tương tự bảng cân đối kế toán, các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được trình bày trong Báo cáo kết quả họa động kinh doanh khi một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp ứng yêu cầu hoặc phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cách thức được sử dụng để mô tả và sắp xếp các khoản mục hàng dọc có thể được sửa đổi phù hợp để diễn giải rõ hơn các yếu tố về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố cần được xem xét bao gồm tính trọng yếu, tính chất và chức năng của các yếu tố khác nhau cấu thành nên các khoản thu nhập và chi phí. 

Ví dụ, đối với ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự việc trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được quy định cụ thể trong Chuẩn mực VAS 22 “Trình này bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự”.

Trong trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không thể trình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí (by function) thì được trình bày theo bản chất (nature, VAS 21 gọi là tính chất) của chi phí.

Ví dụ, theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 – Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày theo chức năng của chi phí, bao gồm:

  • Chi phí bán hàng
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí khác

Tuy nhiên, trong một số trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được trình bày theo bản chất của chi phí như đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, các khoản chi phí thường không thể phân loại rõ ràng theo chức năng của chi phí. 

Ví dụ, chi phí nhân viên có thể bao gồm cả chi phí nhân viên bán hàng, chi phí nhân viên quản lý, và chi phí nhân viên hỗ trợ khác. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể trình bày chi phí nhân viên theo bản chất của chi phí, bao gồm:

  • Chi phí nhân viên trực tiếp bán hàng
  • Chi phí nhân viên quản lý
  • Chi phí nhân viên hỗ trợ

Bảng lưu chuyển tiền tệ (Statement of Cash Flows)

Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệbáo cáo vào (thu)ra (chi) phản ánh các luồng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, trong đó  một kỳ được chia thành ba loại hoạt động 

  1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 
  2. Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư 
  3. Dòng tiền từ các hoạt động tài chính 

 Tham khảo: Mẫu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200

Thuyết minh báo cáo tài chính (Financial statement footnotes)

Thuyết minh các báo cáo tài chính được sử dụng nhằm bổ sung thông tin chưa rõ trên các báo cáo tài chính còn lại.

Ví dụ: Trên bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần sữa Vinamilk vào quý 3 năm 2023 có các chỉ tiêu về tiền và các khoản tương đương tiền, tuy nhiên các khoản này chỉ ghi chỉ tiêu tổng mà không thể hiện rõ ràng trong khoản tiền này có bao nhiêu tiền mặt, bao nhiêu tiền gửi,… 

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính

Thì khi ta có thể tìm được thông tin chi tiết trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính theo mã số thuyết minh V.1 đã được chú thích. 

Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

Tham khảo: Mẫu Thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200

Cấu trúc của bản thuyết minh báo cáo tài chính của một doanh nghiệp cần đáp ứng 

  • Đưa các thông tin về cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng 
  • Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác
  • Cung cấp thông tin bổ sung chưa được trình bày tròn các báo cáo tài chính khác nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý 

Trên đây là các loại báo cáo tài chính doanh nghiệp cần biết và các mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200. Mong rằng Minaco đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM

Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây

Hotline: 0961 53 16 16

Email: info@minaco.vn

Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *