Minaco Blog, Tài chính - Kế toán

Định nghĩa và cấu trúc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flows) mới nhất 2024

Bao Cao Luu Chuyen Tien Te

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ là một công cụ hữu hiệu để dự đoán tiền, xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của luồng tiền trong tương lai cho mỗi doanh nghiệp.

Vậy báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Khái niệm cơ bản của báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Statement of cash flows)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo các dòng tiền thu vàochi ra trong kỳ, dòng tiền đến từ đâu và nó được sử dụng, chi tiêu như thế nào, từ đó giải thích nguyên nhân của sự thay đổi tiền trong kỳ, mà các báo cáo tài chính khác không thể hiện được.  

Ví dụ, bảng cân đối kế toán báo cáo số dư tiền cuối mỗi kỳ kế toán. Thông qua việc xem xét hai bảng cân đối kế toán trong hai kỳ liên tiếp, doanh nghiệp có thể biết được sự tăng giảm và số tiền tăng giảm là bao nhiêu. Tuy nhiên không chỉ ra được tại sao tiền lại tăng giảm như vậy 

Dựa vào những thông tin mà báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp, người sử dụng sẽ đánh giá được các vấn đề sau đây: 

  • Khả năng tạo ra tiền trong quá trình họa động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền
  • Khả năng thanh toán của doanh nghiệp 
  • Khả năng đầu tư của doanh nghiệp

Cấu trúc của một báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Như đã đề cập tại phần trước, báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cung cấp các thông tin về dòng/ luồng tiền của doanh nghiệp. 

Trong đó, luồng tiền là luồng vào và ra của tiền và tương đương tiền (những khoản có tính thanh khoản tương đương tiền), không bao gồm chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền và tương đương tiền trong doanh nghiệp. 

Với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, doanh nghiệp sẽ cần quan tâm và trình bày theo 3 loại  luồng tiền luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư, và cuối cùng là luồng tiền từ hoạt động tài chính

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh 

Luồng tiền từ hoạt kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Theo VAS 24- Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 hướng dẫn các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh kinh doanh bao gồm: 

  1. Tiền thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;
  2. Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính);
  3. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;
  4. Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp…;
  5. Tiền chi trả lãi vay;
  6. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;
  7. Tiền thu do được hoàn thuế;
  8. Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;
  9. Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;
  10. Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế;
  11. Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mại được phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh. 

Đối với mục (11) cần phân biệt rõ vì sao luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán lại được phân loại là các luồng tiền từ “hoạt động kinh doanh” trong khi bản thân mua bán chứng khoán, cổ phiếu có bản chất của một hoạt động đầu tư?

Ở đây có thể giải thích bởi hai lý do: Một là, lãi từ cổ phiếu nằm trong sự xác định lợi nhuận của doanh nghiệp và hai là, các hoạt động đầu tư được định nghĩa một cách hạn hẹp chỉ bao gồm số tiền gốc của các cổ phiếu được mua hay bán. 

Đối với mục (5), khi ghi nhận chi phí phát sinh trong nghiệp vụ kế toán, chúng ta có quan niệm khoản lãi đi vay được coi là chi phí của hoạt động tài chính, nhưng nếu xếp vào dòng tiền thì nó sẽ thuộc dòng tiền của hoạt động kinh doanh

Chúng ta có thể tóm tắt các luồng tiền ra và vào của hoạt động kinh doanh như sau: 

Luồng tiền vàoLuồng tiền ra
Thu từ khách hàng– Tiền lương và tiền công 
– Thanh toán cho nhà cung cấp 
– Nộp thuế
– Tiền lãi đi vay…

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư

Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không được phân loại là các khoản tương đương tiền.

Trước đây với kế toán thì chúng ta chỉ coi các khoản tiền đầu tư ra bên ngoài như đầu tư vào công ty vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết hay đầu tư chứng khoán là luồng tiền đầu tư. 

Tuy nhiên, trong quan điểm khi lập báo cáo tài chính, thì khoản tiền được sử dụng cho hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định (nhóm tài sản dài hạn) mà doanh nghiệp kỳ vọng hưởng lãi hay khoản tiền thu được khi doanh nghiệp bán các tài sản cố định, cũng được coi là một khoản tiền đầu tư. 

Theo VAS 24 liệt kê các luồng tiền thuộc hoạt động đầu tư như sau:

  1. Tiền chỉ để mua sắm, xây dựng tài sản cố định (TSCĐ) và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình (ví dụ như quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hóa,…);
  2. Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác;
  3. Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiềnmua các công nợ dùng cho mục đích thương mại/ kinh doanh;
  4. Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại/ kinh doanh;
  5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích kinh doanh/ thương mại;
  6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại;
  7. Tiến thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.

Chúng ta có thể tóm tắt các luồng tiền ra và vào của hoạt động đầu tư như sau: 

Luồng tiền vàoLuồng tiền ra
– Bán tài sản cố định 
– Bán cổ phiếu đầu tư dài hạn 
– Thu hồi nợ cho vay (gốc)
– Cổ tức nhận được 
– Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi
– Mua tài sản cố định 
– Đầu tư dài hạn 
– Mua trái phiếu, cho vay 

Luồng tiền từ hoạt động tài chính

Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. 

Khác với thông tư 200, khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hoạt động tài chính không bao gồm các hoạt động cho vay hay gửi tiết kiệm, mà chỉ coi các hoạt động  huy động vốn hay đi vay vốn mới là các hoạt động tài chính.

Trong đó, các hoạt động thu tiền của các hoạt động tài chính bao gồm số lượng tiền thu được từ những người cho vay thông qua sự phát hành các trái phiếu, cổ phiếu và những dạng tương tự của nợ dài hạn hoặc ngắn hạn, số lượng tiền thu được từ các chủ sở hữu do việc bán các cổ phần.

Hay các dòng chi tiền của các hoạt động tài chính bao gồm sự hoàn trả số tiền vay ngắn hạn hoặc dài hạn cho những người cho vay, sự mua lại các cổ phiếu của các chủ sở hữu của công ty, và sự chi trả bằng tiền cho các chủ sở hữu. 

Bên cạnh đó, tiền trả cổ tức (khác với lãi vay tại mục (e) của hoạt động tài chính) được xếp vào loại hoạt động tài chính chứ không phải hoạt động kinh doanh vì lãi này không nằm trong sự xác định lãi kinh doanh. Khi hoàn trả tiền vay cho người cho vay, nếu có lời hay lỗ phát sinh thì lời hoặc lỗ đó sẽ được xếp vào một khoản mục của hoạt động tài chính cùng với số nợ liên quan. 

VAS 24 liệt kê các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm:

  1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;
  2. Tiến chỉ trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành (cổ phiếu quỹ);
  3. Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;
  4. Tiên chi trả các khoản nợ gốc đã vay;
  5. Tiền chỉ trả nợ thuê tài chính;
  6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu.

Chúng ta có thể tóm tắt các luồng tiền ra và vào của hoạt động tài chính như sau: 

Luồng tiền vàoLuồng tiền ra
– Phát hành cổ phiếu 
– Phát hành trái phiếu
– Vay ngắn hạn và dài hạn
– Trả cổ tức 
– Mua cổ phiếu quỹ 
– Trả lại các khoản vay
– Chủ sở hữu rút vốn

Lưu ý một số luồng tiền đặc biệt

Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm

Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm các luồng tiền phát sinh có đặc điểm riêng. Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tổ chức này phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động để phân loại các luồng tiền một cách thích hợp. 

Các luồng tiền sau đây được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

  1. Tiền chi cho vay;
  2. Tiền thu hỏi cho vay;
  3. Tiền thu từ hoạt động huy động vốn (kể cả khoản nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
  4. Trả lại tiền huy động vốn (kể cả khoản trả tiền gửi, tiền tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân khác);
  5. Nhận tiền gửi và trả lại tiền gửi cho các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
  6. Gửi tiền và nhận lại tiền gửi vào các tổ chức tài chính, tín dụng khác;
  7. Thu và chi các loại phí, hoa hồng dịch vụ; 
  8. Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi đã thu;
  9. Tiền lãi đi vay, nhận gửi tiền đã trả; 
  10. Lãi, lỗ mua bán ngoại tệ;
  11. Tiền thu vào hoặc chỉ ra về mua, bán chứng khoán ở doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán;
  12. Tiền chỉ mua chứng khoán vì mục đích thương mại;
  13. Tiền thu từ bán chứng khoán vì mục đích thương mại;
  14. Thu nợ khó đòi đã xóa sổ;
  15. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh;
  16. Tiến chỉ khác từ hoạt động kinh doanh. 

Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, tiền thu bảo hiểm, tiền chỉ bồi thường bảo hiểm và các khoản tiền thu vào, chi ra có liên quan đến điều khoản hợp đồng bảo hiểm đều được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh.

Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp bảo hiểm, các luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính tương tự như đối với các doanh nghiệp khác, trừ các khoản tiền cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính được phân loại là luồng tiền từ hoạt động kinh doanh vì chúng liên quan đến hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư và tài chính không phải là tiền

Báo Cáo Lưu Chuyển Tiền Tệ Các Khoản Tương Đương Tiền

Các công ty có thể đầu tư hoặc nhận tài chính mà không phải là tiền mà là các hoạt động trao đổi trực tiếp. Ví dụ, sự chuyển đổi của nợ dài hạn hoặc cổ phần ưu đãi thành cổ phần phổ thông hoặc việc mua các tài sản và thiết bị theo một hợp đồng thuê tài chính.

Những quá trình trao đổi này có một đặc điểm nhận diện phổ biến là chúng chỉ ảnh hưởng đến các tài khoản trên bảng bảng cân đối kế toán, tài sản cố định và không có ảnh hưởng đến tiền. 

Tuy nhiên chúng vẫn phải được xem xét đến khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ do những quá trình trao đổi này gần với các hoạt động đầu tư và tài chính. Vì thế, nó được lập như một phần của báo cáo trong phần thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 

Như vậy, thông qua nội dung vừa rồi, Minaco đã cùng các bạn tìm hiểu định nghĩa và cấu trúc của bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ – một trong 4 báo cáo tài chính quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hãy đến với phần 2 “Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Minaco mong rằng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM

Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây

Hotline: 0961 53 16 16

Email: info@minaco.vn

Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Đánh giá nôị dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *