Minaco Blog, Tài chính - Kế toán

Cách thức hạch toán chiết khấu thương mại dễ hiểu

Chiet Khau Thuong Mai La Gi

Chiết khấu thương mại là gì? Làm sao để quản lý chiết khấu thương mại hiệu quả? Hãy cùng Minaco theo dõi ngay trong bài viết sau đây nhé!

Chiết khấu thương mại là gì? 

Định nghĩa chiết khấu thương mại

Theo VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác, chiết khấu thương mại là khoản giảm giá được nhà cung cấp ưu đãi cho khách hàng khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ với số lượng/khối lượng lớn. Mục đích của việc này là khuyến khích người mua mua nhiều hàng hóa hơn, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty văn phòng phẩm Minaco có chính sách bán hàng với giá bán đơn vị là 100 (chưa bao gồm VAT). Nhưng khách hàng mua đạt số lượng lớn sẽ được hưởng chiết khấu như sau: 

Số lượng mua Tỷ lệ chiết khấu (%) Giá bán đơn vị chiết khấu 
50 – 100595
101 – 150 793
151 – 2001090
Trên 2001585

Trong đó, nếu khách hàng mua 60 đơn vị sản phẩm thì chiết khấu thương mại được hưởng sẽ là 5% x 100 x 60 = 300

Mặt khác, theo chuẩn mực kế toán VAS 02 – Hàng tồn kho có đề cập: “… Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua được trừ khỏi chi phí mua hàng…”; do đó, đối với bên mua hàng thì khoản chiết khấu thương mại được hưởng sẽ được ghi nhận được giảm giá trị gốc của hàng mua về. 

Ngược lại, đối với bên bán thì chúng ta sẽ căn cứ vào chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác “Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại”. Như vậy, đối với doanh nghiệp bán thì khoản chiết khấu thương mại thường sẽ làm giảm doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Các loại chiết khấu thương mại

Một số hình thức chiết khấu thương mại phổ biến, bao gồm: 

Cac Loai Chiet Khau Thuong Mai

Thứ nhất, Chiết khấu theo số lượng là mức chiết khấu được áp dụng theo từng mức số lượng hàng hóa mua, thường được sử dụng trong các ngành:

  • Ngành bán buôn, bán lẻ: Đây là loại chiết khấu phổ biến nhất trong ngành bán buôn, bán lẻ. Các nhà sản xuất, nhà phân phối thường áp dụng mức chiết khấu khác nhau cho các đơn hàng có số lượng khác nhau. Ví dụ, mua 10 sản phẩm được chiết khấu 5%, mua 50 sản phẩm được chiết khấu 10%.
  • Ngành sản xuất: Loại chiết khấu này cũng được áp dụng trong ngành sản xuất, đặc biệt là khi sản xuất theo đơn đặt hàng. Ví dụ, khách hàng đặt hàng số lượng lớn sẽ được hưởng mức chiết khấu cao hơn.

Thứ hai, Chiết khấu theo giá trị đơn hàng là mức chiết khấu được áp dụng theo giá trị tổng của đơn hàng, thường được sử dụng trong các ngành:

  • Ngành bán lẻ: Loại chiết khấu này thường được áp dụng trong các cửa hàng bán lẻ lớn, như siêu thị, trung tâm thương mại. Ví dụ, đơn hàng từ 1 triệu đồng được chiết khấu 5%, đơn hàng từ 2 triệu đồng được chiết khấu 10%.
  • Ngành dịch vụ: Loại chiết khấu này cũng được áp dụng trong ngành dịch vụ, như dịch vụ du lịch, dịch vụ tổ chức sự kiện. Ví dụ, đặt tour du lịch với giá trị từ 10 triệu đồng được chiết khấu 5%, đặt tour du lịch với giá trị từ 20 triệu đồng được chiết khấu 10%.

Thứ ba, Chiết khấu theo thời gian thanh toán là mức chiết khấu được áp dụng cho khách hàng thanh toán trước hạn. Loại chiết khấu này thường được sử dụng trong hầu hết các ngành nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán sớm. Ví dụ, thanh toán trong vòng 7 ngày được chiết khấu 2%.

Ngoài các loại chiết khấu trên, còn có một số loại chiết khấu khác như chiết khấu cho khách hàng thân thiết, chiết khấu theo mùa vụ, v.v. Loại chiết khấu nào được áp dụng sẽ tùy thuộc vào ngành kinh doanh và chính sách của từng doanh nghiệp.

Lưu ý, chiết khấu thương mại có thể áp dụng cho nhiều lần mua hàng hoặc cho nhiều lần mua hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, khoản chiết khấu này sẽ không thể hiện trên hóa đơn, mà được tính riêng và ghi chú trong hợp đồng mua bán hoặc phiếu chiết khấu.

Thực hành quản lý chiết khấu thương mại hiệu quả

Các chứng từ kế toán cần thu thập 

Trong kế toán, chứng từ là vật mang  tin để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh có thể chỉ cần một chứng từ hoặc nhiều chứng từ, tùy thuộc vào tình huống thực tế. 

Nhung Chung Tu Can Co Khi Mua Hang Hoa Dich Vu La Gi

Để hiểu rõ hơn về các chứng từ cần thu thập khi thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại, chúng ta có một ví dụ như sau: 

Ngày 08/01/N, mua hàng của công ty Minaco với tỷ lệ chiết khấu thương mại với mỗi mặt hàng 5% và chưa thanh toán, bao gồm các mặt hàng

  • Giấy A4 IK One, số lượng 200 ram, đơn giá 60.000 (VNĐ/cái)
  • Máy tính CASIO JS-20B, số lượng 15 cái, đơn giá 720.000 (VNĐ/cái)

Vat 10% theo hóa đơn GTGT số 0052346, ký hiệu AC/18T, ngày 08/01/N

Với ví dụ trên, các loại chứng từ khuyến nghị nên có, bao gồm:

  • Hợp đồng: Mặc dù, theo như quy định của pháp luật, trong quá trình giao dịch thì hợp đồng mua bán không phải là một chứng từ bắt buộc; tuy nhiên để thể hiện sự thỏa thuận giữa người bán và người mua và để chắc chắn cho các đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng lớn thì đây là một trong những chứng từ được được khuyến nghị sử dụng.  
  • Phiếu xuất kho: tùy thuộc vào tình hình cơ cấu của doanh nghiệp mà chúng ta có thể làm 2 liên hoặc nhiều hơn 2 liên. Ít nhất sẽ có một liên để giao cho người mua và ít nhất một liên doanh nghiệp bán giữ lại. Do đó khi mua hàng sẽ có các phiếu xuất kho của bên bán 
  • Phiếu nhập kho: Tương tự phiếu xuất kho, khi nhận được hàng của người bán và mang về nhập kho thì người mua cần có bằng chứng để chứng minh việc nhập kho là các phiếu nhập kho 
  • Biên bản bàn giao: Biên bản bàn giao ghi nhận thời gian người mua chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người bán, bao gồm hai trường hợp: 

Nếu người bán đã xuất kho và vận chuyển cho người mua đến địa điểm nào đó mới bàn giao, thì lúc này thời điểm xuất kho và thời điểm nhập kho sẽ khác nhau. Khi đó thì biên bản bàn giao sẽ không được lập cùng với phiếu xuất kho. 

Mặt khác, nếu người mua mua và nhận hàng tại kho của người bán, thì phiếu xuất kho có thể kiêm luôn biên bản bàn giao. 

  • Hóa đơn VAT: Hóa đơn được người bán xuất cho người mua trong trường hợp doanh nghiệp mua và bán cùng áp dụng theo phương pháp khấu trừ (trong đó, thời điểm xuất hóa đơn khi mua hàng hóa đó chính là thời điểm người bán chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua. 

Xem thêm: Các bước kê khai thuế giá trị gia tăng trên phần mềm HTKK chi tiết

  • Chứng từ ghi nhận nợ: Ngoài ra, nếu mua hàng mà chưa trả tiền cho người bán thì sẽ có phiếu ghi nhận nợ

Định khoản nghiệp vụ kế toán phát sinh 

Đối với chiết khấu thương mại ta có định khoản như sau: 

Nợ TK 152, 156…                   Giá mua đã trừ chiết khấu thương mại, chưa có thuế GTGT

Nợ TK 133                                Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331… Tổng tiền thanh toán

Áp dụng vào ví dụ trên ta có: 

Nợ tài khoản 156 – Hàng hóa: 22.800.000 (= (60.000 x 200 + 720.000 x 15) x 95%)

Nợ tài khoản 13331 – Thuế GTGT: 2.280.000

Có tài khoản 331: 25.080.000

Như vậy, thông qua nội dung vừa rồi, Minaco đã cùng các bạn đi tìm hiểu qua về cách quản lý chiết khấu thương mại hiệu quả. Minaco mong rằng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM

Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây

Hotline: 0961 53 16 16

Email: info@minaco.vn

Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *