Minaco Blog, Tài chính - Kế toán

Cách kê khai thuế giá trị gia tăng trên phần mềm HTKK chi tiết

Ke Khai Bo Sung Thue Gtgt Tren Phan Mem Htkk
Cách Kê Khai Thuế Giá Trị Gia Tăng Trên Phần Mềm Htkk
Cách kê khai thuế giá trị gia tăng trên phần mềm HTKK

Kê khai thuế giá trị gia tăng là một công việc phức tạp, đòi hỏi kế toán viên phải nắm vững cả quy định và chứng từ khi kế khai thuế để đảm bảo công tác được thực hiện chính xác, tránh những sai sót ảnh hưởng đến trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Vì vậy, trong bài viết sau đây hãy cùng Minaco tìm hiểu về tác vụ Kê khai thuế giá trị gia tăng và những quy định, chứng từ cần nắm rõ.

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thue Gtgt La Gi

Tại Việt Nam hiện nay có 2 phương pháp tính giá trị gia tăng

  • Phương pháp trực tiếp: Được sử dụng cho những đối tượng là các doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có doanh thu hàng năm không quá 1 tỷ, hoặc các hộ, cá nhân kinh doanh mà không có đầy đủ hoặc phát sinh đều đặn các hóa đơn, chứng từ đầu vào (ngoại trừ doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý).

Nếu là doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý thì thuế GTGT sẽ được tính theo công thức: 

Thuế GTGT phải nộp = (Tổng giá bán ra – Tổng giá mua vào) x 100%

Doanh nghiệp còn lại khi kê khai và báo cáo thuế theo phương pháp trực tiếp, thì không cần quan tâm đến đầu vào mà chỉ căn cứ theo doanh thu bán ra để tính theo một tỷ lệ nhất định trên doanh thu, tức là

Thuế GTGT phải nộp = tỷ lệ % x Doanh thu bán hàng.

Trong đó, tỷ lệ % đối với phương pháp trực tiếp hiện nay được quy định tùy thuộc theo từng loại hoạt động cụ thể. 

Tham khảo: Mẫu kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (Mẫu 04 GTGT)

Xem thêm: Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

  • Phương pháp khấu trừ (đối với doanh nghiệp có hồ sơ chứng từ đầy đủ) 

Đối với phương pháp khấu trừ thì ta có công thức tính thuế giá trị gia tăng như sau: 

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 

Trong đó, thuế giá trị gia tăng đầu ra hay số thuế GTGT đầu vào sẽ được xác định bằng giá trị tính thuế của hàng hóa dịch vụ x Thuế suất thuế GTGT dựa vào hóa đơn GTGT mua hàng). Tương tự, thuế giá trị gia tăng đầu ra sẽ được ghi trong hóa đơn giá trị gia tăng bán hàng.

Ví dụ: Công ty A là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên. Công ty A đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Trong tháng 12/2023, Công ty A mua nguyên vật liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh với giá trị hàng hóa là 100.000.000 đồng, thuế GTGT là 10.000.000 đồng. Công ty A bán hàng hóa, dịch vụ trong tháng 12/2023 với giá trị hàng hóa, dịch vụ là 200.000.000 đồng, thuế GTGT là 20.000.000 đồng.

Theo phương pháp khấu trừ thuế, Công ty A được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào là 10.000.000 đồng. Do đó, số thuế GTGT phải nộp của Công ty A trong tháng 12/2023 là:  

20.000.000 đồng – 10.000.000 đồng = 10.000.000 đồng

Tham khảo: Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (Mẫu 01 GTGT)

Xem thêm: Cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Kê khai thuế giá trị gia tăng là gì? 

Kê khai thuế giá trị gia tăng là việc người nộp thuế GTGT thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin về các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.

Kê khai thuế giá trị gia tăng là nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế GTGT. Việc kê khai thuế GTGT giúp cơ quan thuế nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế, từ đó có biện pháp quản lý và hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, kê khai thuế GTGT còn giúp người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn, tránh bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

Hiện nay, để thuận tiện cũng như tiện lợi nhất thì nhiều doanh nghiệp đã và đang thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng thông qua phần mềm hỗ trợ kê khai thuế của Tổng cục thuế. Để hiểu rõ hơn về các bước kê khai trên phần mềm này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu tại phần sau đây. 

Thành thạo kê khai thuế giá trị gia tăng trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế

Tương tự với việc kê khai thuế trên giấy, việc kê khai thuế trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế cũng có hai phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. Bước đầu tiên của doanh nghiệp cần quan tâm đó chính là xác định chính xác phương pháp kê khai thuế GTGT mà doanh nghiệp mình đang sử dụng. Sau khi xác định được vấn đề cơ bản trên, chúng ta sẽ tiến thành các thao tác sau đây:

Cac Buoc Ke Khai Thue Gtgt Tren Phan Mem Htkk

Bước 1: Cài đặt phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế của Tổng cục thuế (HTKK) 

HTKK là phần mềm hỗ trợ kê khai thuế do Tổng cục Thuế phát hành, miễn phí cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng. HTKK giúp doanh nghiệp lập tờ khai thuế giá trị gia tăng và sau khi lập tờ khai thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp sẽ mang tờ khai nộp cho tổng cục thuế theo hình thức điện tử. 

Link tải phần mềm tại đây 

Tai Phan Mem Ho Tro Ke Khai Thue

Bước 2: Khai báo thông tin doanh nghiệp

Sau khi thành công cài đặt phần mềm HTKK, chúng ta sẽ tiến hành kê khai thông tin doanh nghiệp với trình tự như sau: 

Đầu tiên, sau khi khởi động phần mềm, chúng ta sẽ có giao diện xuất hiện trên màn hình như sau:

Khai Bao Thong Tin Tren Phan Mem Htkk

Nếu bạn mới bắt đầu cài đặt, các kế toán viên sẽ tiến hành click chuột vào phần “Mã số mới”, sau đó tiến hành nhập mã số thuế của doanh nghiệp, lựa chọn đồng ý và bảng thông tin doanh nghiệp sẽ xuất hiện.

Cac Buoc Khai Bao Thong Tin Tren Phan Mem Htkk

Một số thông tin quan trọng cần khai báo bao gồm: 

  • Người nộp thuế (Tên doanh nghiệp kế toán viên đang làm việc)
  • Địa chỉ trụ sở (Địa chỉ đăng ký doanh nghiệp)
  • Ngày bắt đầu năm tài chính: thường là ngày 1/1 – 31/12, nếu là doanh nghiệp năm tài chính khác có thể thay đổi. 
  • Người ký tờ khai (thường là Giám đốc) 
  • Cơ quan thuế

Trong trường hợp thuê ngoài các công ty dịch vụ thuế thì sẽ điền các thông tin vào phần “Thông tin đại lý thuế/Đơn vị được ủy quyền”.

Sau khi điền đầy đủ các thông tin yêu cầu, các kế toán viên bấm nút ghi hoàn thành việc kê khai các thông tin của doanh nghiệp vào phần mềm HTKK. 

Cac Buoc Khai Bao Thong Tin Tren Phan Mem Htkk 2 2

Bước 3: Lựa chọn tờ khai muốn thực hiện 

Để thực hiện được thao tác tiếp theo trong quá trình khai báo thuế, kế toán viên cần hiểu được doanh nghiệp đang tính theo phương pháp khấu trừ trực hiếp hay phương pháp khấu trừ (như đã đề cập, đây là hai phương pháp kê khai được sử dụng phổ biến nhất, dùng để kê khai hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp). Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình khai báo thuế.

  • Nếu doanh nghiệp kê khai GTGT theo phương pháp khấu trừ, lựa chọn mẫu 01/GTGT
  • Nếu doanh nghiệp kê khai GTGT theo phương pháp trực tiếp, lựa chọn mẫu 04/GTGT
Lua Chon To Khai Muon Thuc Hien Tren Phan Mem Htkk 1

Bước 4: Chọn kỳ kê khai giá trị gia tăng

Chon Ky Ke Khai Gia Tri Gia Tang Tren Phan Mem Htkk
  1. Trong trường hợp doanh thu của bạn có doanh thu lớn hơn 50 triệu đồng thì doanh nghiệp bắt buộc phải lập tờ khai thuế theo tháng, trong trường hợp ngược lại có thể lập tờ khai thuế theo quý. 
  2. Lựa chọn quý và năm kê khai thuế giá trị gia tăng
  3. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu cách kê khai thuế giá trị gia tăng lần đầu. Bên cạnh đó, trong trường hợp kế toán viên phát hiện sai sót sau khi kê khai thuế GTGT, kế toán viên hoàn toàn có thể lập tờ khai bổ sung để điều chỉnh sai sót này. 
  4. Đối với phần “Danh mục ngành nghề” nếu doanh nghiệp mà kế toán viên đang làm việc không thuộc các doanh nghiệp có số thứ tự từ  2-5 thì doanh nghiệp mặc định lựa chọn “Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường”.
  1. Đối với phụ lục kê khai, trong một số trường hợp nhất định, ngoài tờ khai thuế thì doanh nghiệp còn cần gửi kèm các phụ lục, bao gồm: 

Phụ lục đính kèm khi khai báo theo phương pháp trực tiếp 

  • Phụ lục 01-4/GTGT – Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
  • Phụ lục 02-4/GTGT – Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào.

Phụ lục đính kèm khi khai báo theo phương pháp khấu trừ 

  • PL 01_1/GTGT –  Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra
  • PL 01_2/GTGT – Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào
  • PL 01_5/GTGT – Bảng kê số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh
  • PL 01_6/GTGT – Bảng phân bổ thuế GTGT cho địa phương nơi đóng trụ sở chính và cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán
  • PL 01_7/GTGT – Bảng phân bổ thuế GTGT phải nộp cho địa phương nơi có công trình xây dựng, lắp đặt liên tỉnh

Nếu trước đây, các bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, bảng kê hóa đơn bán ra trước kia phải nộp kèm tờ khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ, thì hiện tại Bộ Tài chính đã không còn yêu cầu đặc biệt. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn nên lập các bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ này để dễ dàng kiểm soát hoạt động nội bộ. 

Đối với các loại phụ lục khác, nếu không có những yêu cầu đặc biệt thì doanh nghiệp sẽ không cần gửi kèm các phụ lục này trong quá trình kê khai thuế GTGT.

Bước 5: Hoàn thành tờ khai thuế GTGT

Sau các bước cài đặt và chọn đối tượng, cuối cùng các kế toán viên sẽ tiến hành điền thông tin yêu cầu vào các ô màu trắng, sau đó các ô được bôi xanh sẽ được tự động nhảy số theo công thức đã được lập trình. 

Thứ nhất, chúng ta sẽ đến với những chỉ tiêu, thông tin cần theo phương pháp trực tiếp: 

To Khai Thue Gia Tri Gia Tang Mau 04
  • Chỉ tiêu [21]: Doanh thu hàng hóa dịch vụ chịu thuế suất 0% và không chịu thuế, chỉ tiêu này điền tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp chịu thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT
  • Chỉ tiêu [22]: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ với mức chịu thuế 1% của nhóm ngành “Phân phối, cung cấp hàng hóa”
  • Chỉ tiêu [24]: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ với mức chịu thuế 5% của nhóm ngành “Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu”
  • Chỉ tiêu [26]:  Doanh thu hàng hóa, dịch vụ với mức chịu thuế 3% của nhóm ngành “Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu”
  • Chỉ tiêu [28]: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ với mức chịu thuế 2% của nhóm ngành “Hoạt động kinh doanh khác”
  • Chỉ tiêu [33]: Tổng số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

Thứ hai, điền thông tin theo phương pháp khấu trừ: 

To Khai Thue Gia Tri Gia Tang Mau 01
To Khai Thue Gia Tri Gia Tang Mau 01
  • Chỉ tiêu [21]: Nếu trong kỳ doanh nghiệp không phát sinh họa động mua bán, kế toán sẽ tích dấu X và tiến hành kết thúc kê khai bằng cách click vào phần “Ghi” ở góc phải màn hình và xuất file XML. 

Lưu ý: Trong tất cả các trường hợp lưu file từ phần mềm HTKK, thì các doanh nghiệp cần lưu file không dấu.

  • Chỉ tiêu [22]: Chỉ tiêu này cần dựa trên kê khai kỳ trước, nếu doanh nghiệp đã kê khai thuế GTGT kỳ trước trên phần mềm HTKK thì chỉ tiêu này sẽ tự động nhảy số. Tuy nhiên Minaco khuyến nghị các kế toán viên nên kiểm tra lại thông tin trước khi kê khai. 
  • Chỉ tiêu [23]: Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT.
  • Chỉ tiêu [24]: Tổng toàn bộ số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
  • Chỉ tiêu [25]: Tổng số tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ (Lưu ý: Chỉ nhập phần tiền thuế GTGT đủ điều kiện được khấu trừ).
  • Chỉ tiêu [26]: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này Doanh thu của hàng hóa bán ra không chịu thuế GTGT
  • Chỉ tiêu [29]: Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế suất 0%
  • Chỉ tiêu [30]: Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế suất 5%
  • Chỉ tiêu [31]: Tổng số thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế suất 5%
  • Chỉ tiêu [32]: Tổng giá trị hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế suất 10%
  • Chỉ tiêu [33]: Tổng số thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ bán ra có thuế suất 10%
  • Chỉ tiêu [32a]: Hàng hoá, dịch vụ bán ra không tính thuế trên tờ khai

Đối với các chỉ số còn lại thuộc những trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị bổ sung và những trường hợp khác. Nếu không thuộc các trường hợp này kế toán viên có thể bỏ trống thông tin. 

Bước 6: Xuất file kê khai thuế GTGT

Cuối cùng, để kết thúc quá trình kê khai bằng cách click vào phần “Ghi” ở góc phải màn hình và xuất file XML. 

Như vậy, thông qua nội dung vừa rồi, Minaco đã cùng các bạn đi tìm hiểu qua về Các bước kê khai thuế giá trị gia tăng trên phần mềm HTKK chi tiết. Minaco mong rằng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM

Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây

Hotline: 0961 53 16 16

Email: info@minaco.vn

Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Đánh giá nôị dung
author-avatar

About Vietnam Minaco

Minaco Vietnam là tài khoản Digital của Minaco nơi chúng tôi cung cấp đến bạn và thế giới những thông tin hữu ích về kinh nghiệm văn phòng, kinh nghiệm vật tư và các thông tin cập nhật về "ngôi nhà Minaco"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *