Hạch toán văn phòng phẩm cho doanh nghiệp quá phức tạp đặc biệt khi bạn là dân kế toán “ mới vào nghề”, không biết bắt đầu từ đâu, phương pháp hạch toán như thế nào. Sẽ chẳng còn đáng lo ngại bởi đã có Misa – phần mềm “cứu cánh” hỗ trợ hạch toán tiền mua văn phòng phẩm.
Vậy Misa là gì? Ưu điểm nhược điểm của phần mềm này ra sao và cách hạch toán mua văn phòng phẩm trên Misa như thế nào? Trong bài viết này, Minaco sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên.
Gợi ý cho bạn: [Cập Nhật 2024] 5 Công Ty Văn Phòng Phẩm Lớn Nhất Hà Nội Giúp Tối Ưu Chi Phí Tới 20%
Hạch toán văn phòng phẩm – nhiều người còn nhầm lẫn
Nhiều bạn vẫn lầm tưởng hoặc chưa có khái niệm cụ thể về hạch toán văn phòng phẩm là gì. Để có thể hạch toán chính xác nhất tiền mua văn phòng phẩm, trước tiên bạn cần nắm rõ khái niệm này.
Hạch toán hay còn gọi là định khoản chi phí mua văn phòng phẩm là việc phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý, cho hoạt động cần thiết của các doanh nghiệp. Đây là một trong những nghiệp vụ bắt buộc của doanh nghiệp khi xuất nhập các loại sản phẩm văn phòng. Chúng trở thành căn cứ để theo dõi cũng như tính chi phí doanh nghiệp nhằm đưa ra những điều chỉnh, những quyết định có lợi.
Misa – giải pháp “ gạo cội” cho doanh nghiệp
Misa là một trong những phần mềm kế toán lâu đời, “ gạo cội” được tạo nên từ công ty Cổ phần Misa- chuyên cung cấp những phần mềm quản lý cho các doanh nghiệp và nhà nước.
Misa được sử dụng trong việc quản lý các nghiệp vụ: quản lý mua, quản lý bán, quản lý chi phí, quản lý tiền lương,… và tất cả các nghiệp vụ kế toán khác của các doanh nghiệp. Misa đã trở thành “ cao thủ trong làng kế toán” giúp hoạt động của doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay khi mua hay bán văn phòng phẩm đều đã hạch toán văn phòng phẩm trên Misa cực tiện lợi, nhanh chóng và đơn giản.
Ưu nhược điểm của phần mềm Misa
Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, vậy phần mềm kế toán Misa có ưu điểm gì khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn như vậy và vẫn còn tồn tại những nhược điểm nào?
Ưu điểm của phần mềm Misa – hạch toán văn phòng phẩm
- Là phần mềm uy tín với hơn 25 năm kinh nghiệm, với hơn 130.000 doanh nghiệp tin tưởng sử dụng
- Có giao diện đơn giản, dễ dàng sử dụng, cung cấp tất tần tật các nghiệp vụ cần thiết cho doanh nghiệp
- Kết quả kiểm tra, đối chiếu chứng từ chỉ trong 5 phút nhanh chóng
- Phần mềm thường xuyên cập nhật mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng
- Kết nối với Tổng cục Thuế, phần mềm hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử, phần mềm bán hàng, chữ ký số eSign tiết kiệm thời gian, chi phí kê khai thuế, sử dụng hóa đơn, giao dịch ngân hàng
- Hỗ trợ dùng thử miễn phí
- Khả năng bảo mật rất cao
Nhược điểm của phần mềm Misa- hạch toán văn phòng phẩm
- Sử dụng phần mềm kế toán Misa yêu cầu phải có cấu hình máy cao, đáp ứng tốc độ chạy mượt mà.
- Do thường xuyên cập nhật nên đôi khi làm gián đoạn công việc trong thời gian ngắn.
- Người dùng tốn thêm thời gian sắp xếp lại khi các báo cáo kết xuất ra file excel không được sắp xếp theo đúng thứ tự như trước đó.
- Sổ chi tiết không được thiết kế chi tiết như sổ cái.
Bạn đã biết cách hạch toán văn phòng phẩm trên Misa chưa?
Phần mềm Misa được thiết kế rất đơn giản, dễ dàng sử dụng, các thao tác nhanh chóng phù hợp với tất cả người dùng. Trước hết, để hạch toán văn phòng phẩm trên Misa, bạn vào Mua hàng => Chứng từ mua hàng
Phần thông tin chung
Tại phần thông tin chung trên chứng từ, bạn điền đầy đủ các thông tin về:
- Đối tượng, điền tên nhà cung cấp
- Tên người giao hàng
- Diễn giải mua hàng của công ty nào, mã đơn bao nhiêu
- Điền tên nhân viên chịu trách nhiệm mua
- Chứng từ gốc nếu có kèm theo, bạn điền đúng số lượng
Phần chứng từ
- Nhập ngày chứng từ và ngày hạch toán. Ngày hạch toán trùng với ngày chứng từ.
- Nhập số chứng từ
- Chọn loại tiền hạch toán của chứng từ( nếu loại tiền hạch toán là đồng ngoại tệ thì cần phải nhập tỷ giá ngoại tệ so với VNĐ)
Phần hàng tiền, thuế, chi phí
Phần hàng tiền
Phần hàng tiền bạn điền rõ ràng và đầy đủ các thông tin như trên giao diện bảng của Misa gồm: Mã hàng, Tên hàng, Kho, TK Kho, TK công nợ, đơn vị, số lượng, đơn giá.
Nhiều bạn thắc mắc mua văn phòng phẩm hạch toán vào tài khoản nào? Đối với văn phòng phẩm, chúng ta sẽ tính vào TK 311.
Phần thuế
- Chọn lại % tiền thuế GTGT
- Kiểm tra lại tiền thuế phải khớp so với hóa đơn
Phần chi phí
Phân bổ chi phí mua hàng nếu có
- Kiểm tra lại thông tin Tổng tiền hàng, Tiền thuế GTGT, Tổng tiền thanh toán
- Bấm nút Cất trên thanh công cụ hoặc bấm tổ hợp phím Ctr + S để lưu lại dữ liệu vừa khai báo
Phần mềm Misa đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong việc hạch toán văn phòng phẩm. Trên đây, Minaco đã hướng dẫn chi tiết cho bạn từ A – Z cách hạch toán mua văn phòng phẩm trên Misa. Hầu hết các công ty hiện nay đã sử dụng phần mềm Misa, tại sao bạn không “ bắt sóng” ngay?
Đọc thêm:
Cung cấp văn phòng phẩm cho công ty trọn gói giá sỉ
“Liều thuốc” cho bài toán chi phí mua văn phòng phẩm
Mẫu bảng kê mua văn phòng phẩm cực kỳ dễ làm
Minaco chuyên cung cấp văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng, vật tư cho khu công nghiệp,… Dù bạn là khách lớn hay nhỏ, ở xa hay gần thì đều có thể trở thành khách hàng đồng bước cùng Minaco. Quý khách nếu muốn nhận báo giá bất kỳ sản phẩm văn phòng phẩm nào hay cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ với Minaco để được tư vấn thêm nhé!
Liên hệ với chúng tôi qua:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM
Hotline: 0961 53 16 16
Email: info@minaco.vn
Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội