Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ là 1 trong 2 phương pháp được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Vậy phương pháp khấu trừ là gì? Cách tính thuế giá tri gia tăng theo phương pháp này như thế nào? Hãy cùng Minaco tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì? cách Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
- Số thuế GTGT đầu ra được xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bán ra.
Tham khảo: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.
Tham khảo: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra
Thuế giá trị gia tăng đầu vào (được khấu trừ)
Hiện nay, dù là doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất sản xuất, dịch vụ thì đều tồn tại 3 hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là Mua hàng → Sản xuất kinh doanh → Bán hàng.
Khi đó, trong quá trình mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ phải chi trả hai chi phí là giá trị tiền hàng và giá trị gia tăng (VAT). Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã thanh toán (bao gồm cả thuế) cho người bán và người bán đã nộp cho nhà nước. Tuy nhiên, bản chất doanh nghiệp ko phải là người tiêu dùng cuối cùng; do đó, trên thực tế doanh nghiệp không cần phải chi trả khoản thuế này.
Vì vậy, Thuế giá trị gia tăng đầu vào (được khấu trừ) là tài sản của doanh nghiệp đang bị ngân sách chiếm dụng và sẽ được ngân sách trả lại cho doanh nghiệp bằng cách khấu trừ với khoản thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp nợ ngân sách ngay sau kỳ khai thuế (theo tháng hoặc theo quý) và vì được chi trả trong thời gian ngắn nên khoản giá trị này thường được phản ánh mà mục tài khoản 133.
Bên cạnh đó, các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào được khi doanh nghiệp có:
- Hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp do người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ lập.
- Có hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (trừ một số trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt).
Thuế giá trị gia tăng đầu ra (phải trả)
Mặt khác, khi doanh nghiệp mua hàng hóa, nguyên vật liệu về sản xuất thì khi sản phẩm, dịch vụ được bán/xuất ra thì kế toán mua hàng sẽ ghi nhận quá trình bán hàng như sau: Tổng số tiền doanh nghiệp thu của người mua cũng bao gồm hai phần là phần giá trị tiền hàng và tiền thuế GTGT ứng với tiền thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Bản chất thuế GTGT đầu ra là tiền thuế giá trị gia tăng thu hộ ngân sách, đấy là lý do khoản thuế GTGT này còn có tên gọi khác là thuế giá trị gia tăng phải trả bởi vì nó là khoản phải trả nên đây sẽ được ghi nhận vào tài khoản nợ phải trả, cụ thể là tài khoản 3331 nợ phải trả ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Giả sử Công ty A có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên, và đã đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Trong tháng 1/2024, Công ty A thực hiện các hoạt động kinh doanh sau:
- Bán hàng hóa chịu thuế GTGT với giá 100 triệu đồng, giá vốn hàng bán là 60 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%.
- Mua nguyên vật liệu chịu thuế GTGT với giá 20 triệu đồng, thuế suất thuế GTGT là 10%.
Căn cứ vào các số liệu trên, Công ty A tính thuế GTGT như sau:
- Số thuế GTGT đầu ra = 100 triệu đồng * 10% = 10 triệu đồng
- Số thuế GTGT đầu vào = 20 triệu đồng * 10% = 2 triệu đồng
→ Số thuế GTGT được khấu trừ = 2 triệu đồng
- Số thuế GTGT phải nộp = 10 triệu đồng – 2 triệu đồng = 8 triệu đồng
Vậy, Công ty A phải nộp thuế GTGT cho tháng 1/2024 là 8 triệu đồng.
Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT như sau:
Thứ nhất, cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT từ 1 tỷ đồng trở lên.
Thứ hai, cơ sở kinh doanh tự nguyện đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 119/2014/TT-BTC), bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh mới thành lập, chưa phát sinh doanh thu từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT.
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng nhưng đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT từ một tỷ đồng trở lên nhưng có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Đặc biệt, phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng rất phù hợp các công ty thương mại (ví dụ như các ngành văn phòng phẩm, thiết bị văn phòng,…) khi tính chất kinh doanh là kiếm lời từ việc mua vào và bán lại.
Bên cạnh đó, so sánh với phương pháp tính thuế GTGt theo phương pháp trực tiếp, thì phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hơn khi giúp doanh nghiệp giảm bớt số tiền thuế phải nộp mà vẫn bám sát được bản chất thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại những nhược điểm riêng. Vậy hãy cùng tìm hiểu những ưu, nhược điểm của phương pháp này.
Ưu điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT
- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT phản ánh đúng bản chất của thuế GTGT bởi vì nó chỉ thu thuế khi hàng hóa dịch vụ có giá trị tăng thêm, đảm bảo loại trừ hiện tượng trùng thuế. Doanh nghiệp có thể khấu trừ số thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp giảm bớt số tiền thuế phải nộp.
- Tạo ra nguồn vốn cho doanh nghiệp, việc doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào để sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm thiểu gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Giúp cơ quan thuế quản lý thuế hiệu quả hơn: Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Điều này giúp cơ quan thuế kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần hạn chế thất thu thuế.
Nhược điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT
Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp khấu trừ thuế GTGT thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về chứng từ, hóa đơn, thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng hóa, dịch vụ. Nếu không tuân thủ các quy định này, doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, dẫn đến thất thu
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể bị khó khăn về vốn lưu động nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra. Trường hợp này xảy ra khi doanh nghiệp mua nhiều hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT nhưng chưa bán được hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế GTGT đầu vào ngay khi mua hàng hóa, dịch vụ, nhưng phải đợi đến khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Điều này có thể gây khó khăn về vốn lưu động cho doanh nghiệp.
Nhìn chung, có thể thấy ưu điểm của phương pháp khấu trừ thuế GTGT có nhiều hơn nhược điểm khi áp dụng, nhưng để việc tính toán và kê khai thuế được diễn ra tốt nhất thù doanh nghiệp cũng cần lưu ý những giấy tờ, quy định và có kế hoạch quản lý, kinh doanh hợp lý.
Như vậy, thông qua nội dung vừa rồi, Minaco đã cùng các bạn đi tìm hiểu qua về cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
Minaco mong rằng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM
Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây
Hotline: 0961 53 16 16
Email: info@minaco.vn
Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội