Minaco Blog, Tài chính - Kế toán

Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Tinh Thue Gia Tri Gia Tang Theo Phuong Phap Truc Tiep

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng, trong đó nổi bật nhất là các công ty thương mại (như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng,…). 

Tuy nhiên, trong trường hợp các doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu đã quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện tính giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Vậy tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp là gì? Đối tượng cần áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp là ai? 

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp là gì?

Khác với phương pháp khấu trừ thuế GTGT, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp là phương pháp tính thuế GTGT dựa trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra, không dựa trên giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào, bao gồm hai phương pháp tính: 

Phuong Phap Tinh Thue Gia Tri Gia Tang Truc Tiep

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng dựa trên doanh thu

Đối với phương pháp tính thuế giá trị gia tăng dựa trên doanh thu, doanh thu tính thuế là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng, bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Công thức tính thuế giá trị gia tăng theo doanh thu được tính như sau: 

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế * Tỷ lệ % thuế GTGT

Theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng , tỷ lệ % thuế GTGT được quy định như sau:

  • Phân phối, cung ứng hàng hóa là 1%. Ví dụ, Mô hộ kinh doanh cá thể, thực hiện thương mại mua hàng vào rồi bán hàng ra thì tiền thuế giá trị gia tăng sẽ bằng 1% và số thuế GTGT phải nộp bằng 1% nhân với doanh thu vừa đạt được trong kỳ khai báo thuế;
  • Dịch vụ, xây dựng  không bao thầu NVL là 5%, tức hình thức doanh nghiệp chỉ bỏ công ra xây dựng chứ không cung cấp NVL cho công trình (có thể do chủ đầu tư tự cung cấp hoặc có doanh nghiệp khác được chỉ định cung cấp nguyên vật liệu);
  • Sản xuất, vận tài, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu NVL là 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác là 2%; lưu ý, giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Đối tượng áp dụng thuế thuế giá trị gia tăng dựa trên doanh thu (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT tại điều khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính), bao gồm: 

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập,Hộ, cá nhân kinh doanh;
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí;
  • Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng được áp dụng chủ yếu với với cá nhân, tổ chức kinh doanh vàng bạc, đá quý, bởi vì hai lý do như sau: 

  • Tính chất phức tạp của giá trị đá quý: Giá trị của đá quý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng, trọng lượng, kích thước, màu sắc, độ tinh khiết, nguồn gốc,… Điều này khiến việc xác định giá trị của đá quý để tính thuế trở nên khó khăn và phức tạp. Bên cạnh đó giá trị của các mặt hàng này cao, dẫn đến sức ép đến vấn đề thuế của doanh nghiệp nếu áp dụng tính thuế dựa trên doanh thu. 
  • Khả năng gian lận thuế: Do giá trị của đá quý khó xác định nên các cơ quan thuế khó kiểm soát được doanh thu thực tế của các cơ sở kinh doanh đá quý. Điều này tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh gian lận thuế, trốn thuế. Nếu tính thuế dựa trên doanh thu, các cơ sở kinh doanh đá quý có thể kê khai doanh thu thấp hơn thực tế để giảm số tiền thuế phải nộp. Điều này sẽ gây thất thu cho ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến công bằng trong việc đóng thuế.

Do đó, phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng được cho là phù hợp với tính chất của hoạt động mua, bán, chế tác đá quý và được tính bằng công thức:

Thuế GTGT cần nộp = Thuế suất thuế VAT * Giá trị gia tăng 

Trong đó:

  • Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
  • Thuế suất thuế GTGT của hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý là 10%.

Ví dụ: Giá trị của vàng được mua vào là 3 triệu đồng, Giá trị của vàng bán ra là 4 triệu đồng

Ta có, giá trị gia tăng cho hoạt động mua sắm trên là 1 triệu động và mức thuế GTGT cần nộp là một trăm ngàn đồng (1.000.000 * 10% = 100.000)

Ưu/Nhược điểm phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Phuong Phap Tinh Thue Gia Tri Gia Tang Truc Tiep 2

Mặc dù phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp không được ưa chuộng như phương pháp khấu trừ vì một số nhược điểm nhất định so với phương pháp khấu trừ, tuy nhiên phương pháp này vẫn có cho mình những ưu điểm nhất định. 

Ưu điểm phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

So với phương pháp khấu trừ thì phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp đơn giản và dễ thực hiện hơn. Phương pháp này không yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục phức tạp như lập hóa đơn, chứng từ khấu trừ, tính toán thuế đầu ra, đầu vào,… 

Do đó, phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, chưa có đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu của phương pháp khấu trừ.

Nhược điểm phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Đối với phương pháp tính thuế theo doanh thù thì dù doanh nghiệp lãi hay lỗ thì chỉ cần doanh nghiệp có doanh thu thì đều phải nộp thuế, đây cũng là hạn chế lớn nhất so với phương pháp khấu trừ. Hơn nữa, doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, do đó, số thuế GTGT phải nộp cũng sẽ sẽ cao hơn so với phương pháp khấu trừ.

Bên cạnh đó, mặc dù đã được bộ tài chính đưa ra quy định, nhưng tỷ lệ % mang tính chất chủ quan nên ở đây, nếu tính toán theo phương pháp khấu trừ thì sẽ có tính chính xác hơn, đây cũng là một trong những vấn đề cốt lõi mà bộ tài chính khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phương khấu trừ. 

Tóm lại, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện và tỷ lệ thu thuế GTGT thấp. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là mức thuế cao và tính chính xác thấp hơn phương pháp khấu trừ. Do đó, doanh nghiệp để đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định để chuyển đổi sang việc kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ trong tương lai. 

Như vậy, thông qua nội dung vừa rồi, Minaco đã cùng các bạn đi tìm hiểu qua về cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Minaco mong rằng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM

Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây

Hotline: 0961 53 16 16

Email: info@minaco.vn

Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Đánh giá nôị dung
author-avatar

About Vietnam Minaco

Minaco Vietnam là tài khoản Digital của Minaco nơi chúng tôi cung cấp đến bạn và thế giới những thông tin hữu ích về kinh nghiệm văn phòng, kinh nghiệm vật tư và các thông tin cập nhật về "ngôi nhà Minaco"

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *