Thông thường, chúng ta chỉ biết đến IQ, EQ,… như một chỉ số đo lường trí tuệ của con người. Trong tuyển dụng, ngoài việc hiểu biết về chỉ số đó của ứng viên, việc đánh giá EQ ứng viên khi tuyển dụng cũng góp một phần quan trọng không kém cho hành trình tìm người phù hợp dành cho doanh nghiệp mình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Minaco, để tìm hiểu cách đánh giá EQ ứng viên khi tuyển dụng nhé.
Tại sao cần đánh giá EQ ứng viên khi tuyển dụng
Trí tuệ cảm xúc (EQ – Emotional Quotient) là khả năng thấu hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình. Đây là một kỹ năng quan trọng tác động không hề nhỏ tới công việc cũng như cuộc sống của chúng ta.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng, những người có thành tích nhất định tại nơi làm việc của họ có biểu hiện mức độ cảm xúc cao hơn so với rất nhiều những nhân viên khác. Nói một cách dễ hiểu hơn, 90% người có thành tích cao tại nơi làm việc sở hữu cho mình chỉ số EQ cao, trong khi đó, 80% người có thành tích thấp hơn sở hữu chỉ số EQ thấp.
Trí tuệ cảm xúc giúp một cá nhân tiếp nhận, điều chỉnh và thể hiển cảm xúc một một cách hiệu quả chính xác tùy vào các tình huống khác nhau. Do vậy, thông thường những người có trí tuệ cảm xúc EQ cao thường có yếu tố lãnh đạo và quản trị cao hơn những người có IQ (Trí tuệ thông minh).
Vậy đánh giá EQ ứng viên khi tuyển dụng sẽ giúp chuyên viên tuyển dụng nhận biết và đánh giá trí tuệ cảm xúc ứng viên, hiểu về năng lực của ứng viên. Nhận xét khách quan ứng viên có phù hợp với vị trí tuyển dụng của mình hay không. Đặc biệt đây cũng là phần rất quan trọng khi chuyên viên tuyển dụng đang tìm người phù hợp cho vị trí quản lý, lãnh đạo trong doanh nghiệp
Khi nhận được CV ứng tuyển đến từ ứng viên, nếu chỉ cần nhìn qua CV, chúng ta cũng có thể thấy được những kỹ năng cứng, kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, tất cả chỉ được hạn chế lại trên một tờ giấy và HR sẽ không thể nào đánh giá được các kỹ năng mềm của ứng viên. Do đó, chúng ta cần phải có phỏng vấn để có một cuộc nói chuyện trực tiếp vào trao đổi để thông qua đó nhận xét được năng lực của ứng viên.
Câu hỏi kinh điển: Hãy kể cho tôi nghe về bản thân anh/chị
Đây là câu hỏi kinh điển mà bất cứ ai, kể cả ứng viên và HR đều gặp phải khi đi phỏng vấn xin việc. Câu trả lời dành cho câu hỏi này thì muôn hình vạn trạng. Mỗi ứng viên sẽ có một cách kể khác nhau. Đương nhiên câu chuyện của các ứng viên cũng sẽ khác nhau. Dựa vào đó chúng ta có thể đánh giá trí tuệ cảm xúc EQ thông qua cách trả lời của họ. Vậy làm sao để đánh giá được ứng viên thông qua câu hỏi này?
Nhà tuyển dụng có thể chú ý đến cách mà ứng viên trình bày về bản thân họ, về bức tranh sự nghiệp của họ. Họ có biết cách nhấn mạnh đam mê, điểm mạnh của họ. Họ có biết cách kể những kinh nghiệm, những bài học trong quá khứ trên hành trình sự nghiệp của họ để sử dụng chúng như phần nổi bật trong hồ sơ cá nhân của họ hay không. Hay họ chỉ đơn giản là tường thuật lại những gì đã trình bày trên CV.
Thông thường, những ứng viên có EQ cao họ sẽ trân trọng những gì họ đã học được trong quá khứ. Họ cũng không ngần ngại chia sẻ cách mà họ đã vượt qua khó khăn hay thử thách ra sao. Và những ai đã giúp cho họ trở thành con người của họ như hiện tại. Qua đó, ta dễ dàng nhận thấy, họ là những con người sống biết ơn và biết trận trọng những gì trong quá khứ đã qua. Có những câu chuyện họ đã trải qua không phải lúc nào cũng đẹp, cũng hay. Nhưng một người có EQ cao họ thường không chỉ trích những điều đã xảy ra trong quá khứ. Thay vào đó, với họ đó là những bài học, những trải nghiệm trên con đường sự nghiệp và cuộc đời của họ.
Trong cuộc trò chuyện phỏng vấn, nhà tuyển dụng hãy tạo một bầu không khí gần gũi để ứng viên không cảm thấy căng thẳng. Khi đó họ sẽ sẵn sàng chia sẻ những gì về họ. Qua đó, HR sẽ dễ dàng tìm kiếm được ứng viên phù hợp cho công ty mình.
Hãy hỏi họ những câu hỏi: “Tại sao?”
Khi phỏng vấn, nếu ứng viên có bất chợt đề cập đến một niềm đam mê nào đó, mà nhà tuyển dụng cảm thấy nó có liên quan đến công việc. Hãy cứ đào sâu thêm về nó và hỏi họ những câu hỏi “tại sao”, vì những câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tìm thấy động lực bên trong của ứng viên.
Nếu ứng viên là người có động lực, đam mê ở bên trong, có những sở thích ăn sâu vào công việc thì họ là những người làm việc rất năng suất và hiệu quả. Hay theo một cách khác thì họ biết họ muốn điều gì trong công việc dành cho cuộc sống này. Đây cũng là những người có khả năng tự hiểu bản thân mình (trong EQ) và họ cũng có khả năng tự định hướng bản thân sự nghiệp trong lâu dài. Hãy hỏi ứng viên những câu hỏi đam mê như xoáy vào chính bản thân họ như: Tại sao bạn lại chọn nghề này? Điều gì khiến bạn thích thú với công việc? Bạn đã học được những gì qua công việc cho cho bạn những kinh nghiệm quý giá giá nhất?
Hỏi về những thay đổi và cách thích nghi
Với mỗi người, ai cũng sẽ có những sự thay đổi trong công việc và sự nghiệp của mình. Hãy hỏi ứng viên về cách mà họ thích nghi đối với những thay đổi này. Khả năng thích ứng chính là một trong những chìa khóa quan trọng trong EQ và nó cũng là một trong những kỹ năng quan trọng trong thời kỳ đầy biến động như hiện nay.
Bạn có thể hỏi ứng viên những thay đổi trong công việc trước và sau Covid. Những thay đổi nào giúp họ thích nghi được với cuộc sống. Những khó khăn nào mà họ đã thích nghi được để vượt qua. Và họ đã làm điều đó như thế nào.
Khi hỏi ứng viên những câu hỏi như trên, bạn không chỉ thấy được khả năng thích ứng của ứng viên. Ngoài ra, bạn còn giúp ứng viên bộc lộ một khả năng rất quan trọng là kỹ năng giải quyết tình huống ở mức xấu nhất. Khi có tình huống xấu xảy ra, liệu họ có thể xoay sở và tìm mọi cách để giải quyết chúng hay họ chỉ ngồi và chờ đợi một phép màu nào đó sẽ xuất hiện bên họ. Qua đó, chúng ta có thể đánh giá được năng lực xử lý vấn đề và kỹ năng xử lý của ứng viên thông qua câu hỏi này.
Đặc biệt, nếu bạn đang tuyển một ứng viên tại vị trí lãnh đạo, quản lý, bạn có thể áp dụng những câu hỏi:
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhà tuyển dụng đều muốn ứng viên xây dựng một đội ngũ lãnh đạo có tâm, có tầm về việc xây dựng đội ngũ của họ. Do vậy, nhà tuyển dụng có thể áp dụng hỏi về những định hướng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho công việc của bản thân và định hướng đào tạo, phát triển đội nhóm. Tùy vào từng hoàn cảnh, mà mỗi người sẽ có cách đào tạo khác nhau.
Ví dụ, chúng ta có thể hỏi ứng viên về cách đào tạo đội nhóm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và làn sóng layoff toàn cầu diễn ra ở mọi nơi. Nhà tuyển dụng hãy để ý đến câu trả lời của họ. Đến cách họ tiếp cận và giải quyết vấn đề này như thế nào. Họ có xem trọng việc đào tạo và phát triển đội nhóm là việc của phòng nhân sự hay đó và việc rất quan trọng của chính bản thân họ. Liệu rằng những tâm huyết họ dành cho việc đào tạo đội nhóm có dài lâu hay họ chỉ thiên về những kế hoạch ngắn hạn. Họ quan tâm đến việc phát triển các kỹ năng cứng hay các kỹ năng mềm cho nhân viên và tại sao. Liệu rằng họ có thường xuyên cập nhật và học hỏi các kỹ năng lãnh đạo tiên tiến phát triển hay họ chỉ giữ những kinh nghiệm hiện tại cho bản thân. Do đó họ luôn có những chiến lược tập trung vào yếu tố con người và xây dựng tập thể.
Thông thường một nhà lãnh đạo có EQ cao thường rất xem trọng việc phát triển của đội nhóm mình. Và đây cũng chính là phần nhận thức xã hội trong EQ. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ chú trọng phát triển làm sao những con người được chỉ dẫn qua mình trở thành những người giỏi nhất. Điều này liên quan tới một phần quan trọng trong doanh nghiệp – đó là văn hóa tổ chức và phát triển văn hóa doanh nghiệp.
Đội ngũ lãnh đạo có một tầm quan trọng và ảnh hưởng nhất định trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không phải chỉ thực hiện qua đồng phục hay khẩu hiệu, càng không phải thực hiện qua kế hoạch văn bản xây dựng văn hóa từ phòng nhân sự. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua cách sống, cách cư xử, cách làm việc của từng thành viên trong công ty. Vai trò của lãnh đạo góp phần vô cùng quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp hiện nay. Do vậy, nhà tuyển dụng rất cần tuyển một vị lãnh đạo, quản lý thực sự hiểu và có khả năng phát triển điều này thông qua EQ.
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể hỏi ứng viên để nhận xét xem liệu họ có thể phù hợp với văn hóa công ty hay không. Nhà tuyển dụng có thể đặt ra những câu hỏi ứng viên sẽ làm việc trong môi trường ra sao thì đạt được hiệu quả. Hoặc hỏi họ về những tình huống bất đồng với sếp trên và cahcs mà họ đã giải quyết. Nhà tuyển dụng có thể áp dụng những câu hỏi hành vi theo mô hình STAR (Situation, Task, Action, Result) để xem cách giải quyết cụ thể từ họ. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về mặt dung hòa giữa ứng viên và công ty của mình, nhận xét xem họ có hoàn toàn phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình hay không.
Trên đây là những thông tin mà văn phòng phẩm MINACO muốn gửi đến bạn về cách đánh giá EQ ứng viên khi tuyển dụng. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ đem lại kiến thức thú vị dành cho bạn. Nếu quý khách quan tâm đến văn phòng phẩm dành cho doanh nghiệp, hãy liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn báo giá dành cho doanh nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM
Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây
Hotline: 0961 53 16 16
Email: info@minaco.vn
Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội