Minaco Blog, Tài chính - Kế toán

Vì sao bảng cân đối kế toán quan trọng với các doanh nghiệp quy mô nhỏ?

Bang Can Doi Ke Toan 1
Bảng Cân Đối Kế Toán Có Vai Trò Như Thế Nào?

Bảng cân đối kế toán có lẽ không còn là một thuật ngữ quá xa lạ đối với các kế toán viên hay các bạn đang học tập trong chuyên ngành kế toán, kinh tế. Vậy bảng kế toán tài chính là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau đây nhé!

Bảng cân đối kế toán là một trong 3 báo cáo tài chính quan trọng nhất của một doanh nghiệp (hai báo cáo còn lại là báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, bao gồm tổng tài sản, nợ phải trảvốn chủ sở hữu, từ đó được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 

Trong đó, bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần chính là tài sản và nguồn vốn (bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu), tổng tài sản phải bằng tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Nếu hai vế của phương trình trên không cân bằng, chứng tỏ kế toán của công ty đã có sai sót hoặc các giao dịch không được ghi nhận đúng đắn. Có thể mô phỏng hình thức trình bày các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán như sau:

Hiện nay, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang tiến hành lập bảng cân đối kế toán theo biểu mẫu bảng cân đối kế toán theo hướng dẫn của nhà nước (Mẫu B01-DN, hành hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC)

TÀI SẢNNGUỒN VỐN
Chỉ tiêuSố liệu Chỉ tiêuSố liệu 
A. Tài sản ngắn hạn: 
– Tiền 
– Đầu tư tài chính ngắn hạn 
– Các khoản phải thu ngắn hạn 
– Hàng tồn kho 
– Tài sản ngắn hạn khác
A. Nợ phải trả
– Nợ ngắn hạn 
– Nợ dài hạn 
B. Tài sản dài hạn 
– Các khoản phải thu dài hạn 
– Tài sản cố định 
– Bất động sản đầu tư
– Đầu tư tài chính dài hạn 
– Tài sản dài hạn khác
B. Vốn chủ sở hữu: 
– Vốn đầu tư của chủ sở hữu
– Vốn khác của chủ sở hữu
– Các quỹ không chia được trích lập từ lợi nhuận 
– Lợi nhuận giữ lại 
Tổng tài sản Tổng nguồn vốn

Cách củng cố bảng cân bằng kế toán để cải thiện hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ

Mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp là kinh doanh để kiếm lời kinh doanh. Do đó, bảng cân đối kế toán sẽ giúp doanh nghiệp đo lường, tính toán lãi lỗ sau một kỳ kế toán. 

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, đôi khi họ thường bỏ qua hoặc không quá quan tâm đến bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, nếu muốn định vị doanh nghiệp của mình để phát triển hoặc tăng cường dòng tiền, việc xây dựng bảng cân đối kế toán vững chắc là một trong những mục tiêu quan trọng.

Theo Ben Richmond, giám đốc quốc gia tại Xero – công ty công nghệ có trụ sở tại New Zealand chuyên cung cấp phần mềm kế toán dựa trên đám mây cho các doanh nghiệp nhỏ, cho biết: “Nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ xem xét tiền ra và tiền vào, trong khi bảng cân đối kế toán rất quan trọng vì nó cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan toàn diện về doanh nghiệp.”

Vì vậy, để cải thiện hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp, hãy cân nhắc sử dụng một số hoặc tất cả các chiến lược sau đây để cải thiện dòng tài chính và bảng cân đối kế toán. 

Nâng cao tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ trên vốn của sở hữu (Hệ số D/E – Debt to Equity ratio) là tỷ lệ % giữa vốn doanh nghiệp huy động được bằng việc đi vay với vốn của chủ sở hữu bỏ ra.

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

Tỷ Lệ Nợ Trên Vốn Của Sở Hữu

Ví dụ: Trong bảng cân đối kế toán hợp nhất của Vinamilk vào quý III năm 2023

Ta có thể tính toán hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối quý III năm 2023 (~0,62) tăng so với đầu năm 2023 (~0,48). Từ đó nhận xét được nợ phải trả của Vinamilk tăng nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối quý III. Và xét trên một góc độ, doanh nghiệp Vinamilk cần cố gắng kiểm soát để tỷ lệ hệ số vốn chủ sở hữu trên. 

Hệ Số Vốn Chủ Sở Hữu Là Gì?

Thông qua chỉ số này khi xem xét báo cáo tài chính, nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Rõ ràng là một doanh nghiệp (nói chung) sẽ tốt hơn khi có ít nợ và nhiều tiền mặt hơn trên bảng cân đối kế toán. 

Bởi lẽ, tỷ lệ D/E cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Nếu D/E liên tục cao trong một thời gian dài cho thấy khả năng trả nợ của doanh nghiệp khó khăn. Ngược lại, nếu D/E thấp thể hiện nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu dồi dào, nợ thấp, không chịu nhiều áp lực tài chính và đang kinh doanh có hiệu quả.

Dựa vào chỉ số này, các doanh nghiệp cần xem xét và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn để cải thiện tỷ lệ D/E này như: 

  • Tăng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn từ các nhà đầu tư hoặc giữ lại lợi nhuận để tăng vốn chủ sở hữu.
  • Giảm nợ vay thông qua việc trả nợ gốc trước hạn để giảm số dư nợ vay, đàm phán với các chủ nợ để giảm lãi suất hoặc thời hạn vay.
  • Tăng lợi nhuận cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách cắt giảm chi phí, tăng doanh thu hoặc mở rộng thị trường

Tuy nhiên, khi vận dụng tỷ lệ D/E thì các nhà đầu tư/doanh nghiệp cũng cần xem xét tới yếu tố ngành. Thực tế các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau có đặc điểm nguồn vốn và tốc độ phát triển, tăng trưởng cũng khác nhau. 

Ví dụ: Tỷ lệ D/E trong ngành ngân hàng thường có xu hướng cao hơn so với ngành bảo hiểm. Ngành ngân hàng cần đầu tư nguồn vốn lớn để cho vay, đầu tư tài chính… Trong khi ngành bảo hiểm thì không cần quá nhiều vốn ban đầu, chủ yếu là vốn để thanh toán các khoản bồi thường cho khách hàng.

Giảm dòng tiền đi ra

Các Dòng Tiền Của Doanh Nghiệp

Việc thiếu hụt dòng tiền sẽ nhanh chóng khiến một doanh nghiệp nhỏ bị suy vong, đó là lý do tại sao việc giảm dòng tiền đi ra là một cách hiệu quả để cải thiện bảng cân đối kế toán và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể theo dõi, kiểm soát dòng tiền đi ra thông qua các mục tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của doanh nghiệp, bao gồm: 

  • Các khoản phải trả và nợ phải trả là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các nhà cung cấp, người lao động, cơ quan thuế, và các bên khác. Các khoản này được theo dõi tại mục tài sản ngắn hạn của bảng cân đối tài chính.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp có khoản phải trả người bán là 100 triệu đồng, thì khi doanh nghiệp thanh toán khoản nợ này, thì số dư khoản mục “Khoản phải trả người bán” sẽ giảm xuống 100 triệu đồng. Điều này sẽ làm giảm dòng tiền ra của doanh nghiệp trong kỳ.

  • Các khoản nợ phải trả dài hạn cũng là một nguồn dòng tiền đi ra. Các khoản này được theo dõi tại mục tài sản dài hạn của bảng cân đối tài chính.

Ví dụ, nếu doanh nghiệp có khoản nợ vay dài hạn là 200 triệu đồng, thì khi doanh nghiệp thanh toán khoản nợ này, thì số dư khoản mục “Nợ vay dài hạn” sẽ giảm xuống 200 triệu đồng. Điều này sẽ làm giảm dòng tiền ra của doanh nghiệp trong kỳ.

Để tối ưu hóa dòng tiền, doanh nghiệp nên lập biểu đồ cho các dòng tiền ra, vào doanh nghiệp (bao gồm tình huống xấu nhất, tốt nhất và có thể xảy ra) từ đó dự đoán tình hình kinh doanh và lên chiến lược kinh doanh phù hợp. Nếu dự đoán có thể xảy ra rơi vào tình huống xấu nhất, doanh nghiệp nên tìm cách cắt giảm chi phí kinh doanh một cách mạnh mẽ. 

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp cho bạn những thông tin về bảng cân đối kế toán và việc áp dụng bảng cân đối kế toán để cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. 

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM

Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây

Hotline: 0961 53 16 16

Email: info@minaco.vn

Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *