Minaco Blog, Tài chính - Kế toán

Nghiệp vụ kế toán hạch toán giảm nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm

Các Trường Hợp Giảm Nguyên Vật Liệu, Ccdc, Thành Phẩm

Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ có các trường hợp làm giảm nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm trong kho. Khi đó kế toán cần phải hạch toán như thế nào? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về nghiệp vụ kế toán hạch toán giảm nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm trong bài viết này nhé.

Hạch toán giảm nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm

Tài khoản sử dụng

Như chúng mình đã giới thiệu trong bài viết về nghiệp vụ kế toán cần thực hiện khi tăng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm thì các tài khoản mà chúng ta sử dụng để hạch toán bao gồm:

  • Tài khoản 152: Nguyên liệu, vật liệu
  • Tài khoản 153: Công cụ, dụng cụ
  • Tài khoản 155: Thành phẩm

Kết cấu tài khoản của 3 tài khoản này đều theo dạng chung dưới đây:

Bên NợBên Có
Dư đầu kỳ: Giá trị tồn đầu kỳ thể hiện toàn bộ các giá trị tồn cuối kỳ trước chuyển sang 
Phát sinh tăng: Tăng do mua sắm, tự sản xuất, được cấp phát, nhận góp,…Phát sinh giảm: Giảm do đưa vào sản xuất, xuất bán, hỏng, cho, biếu, tặng…
Dư cuối kỳ: Giá trị tồn cuối kỳ 

Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán nhập kho nguyên vật liệu với tài khoản 152

Các trường hợp giảm nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm

Trường hợp 1: Giảm do xuất nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh

Khi doanh nghiệp có các đơn đặt hàng và cần xuất nguyên liệu, vật liệu để thực hiện sản xuất sản phẩm thì kế toán sẽ định khoản như sau:

  • Nợ TK621: Xuất trực tiếp đế sản xuất.
  • Nợ TK627: Xuất dùng cho bộ phận phân xưởng.
  • Nợ TK641: Xuất dùng cho bộ phận bán hàng.
  • Nợ TK642: Xuất dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
  • Nợ TK241: Xuất dùng cho xây dựng cơ bản hoặc sửa chữa.
  • Có TK152: Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.

Trường hợp 2: Xuất kho CCDC nhỏ dùng cho sản xuất kinh doanh

Đối với phương pháp phân bổ một lần hay 100% giá trị thì kế toán sẽ định khoản như sau:

  • Nợ TK627: Xuất dùng cho bộ phận phân xưởng.
  • Nợ TK641: Xuất dùng cho bộ phận bán hàng.
  • Nợ TK642: Xuất dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
  • Có TK153: Toàn bộ giá trị xuất dùng.

Đối với phương pháp phân bổ từ 2 kỳ trở lên thì sẽ định khoản như sau:

– Phản ánh toàn giá trị xuất dùng:

  • Nợ TK242
  • Có TK153

Giá trị dùng để định khoản là tổng giá trị tài sản, công cụ dụng cụ xuất dùng.

– Phân bổ giá trị xuất dùng từng kỳ (tháng)

  • Nợ TK627, TK641, TK642
  • Có TK242

Giá trị dùng để định khoản là là giá trị phân bổ mỗi lần của tháng cho từng bộ phận sử dụng.

Các Trường Hợp Giảm Nguyên Vật Liệu, Ccdc, Thành Phẩm
Các Trường Hợp Giảm Nguyên Vật Liệu, Ccdc, Thành Phẩm

Xem thêm: Cách xuất kho, lập bảng xuất kho nguyên liệu và nhập kho thành phẩm

Trường hợp 3: Giảm do xuất bán

Khi xuất bán sản phẩm của doanh nghiệp thì kế toán cần phản ánh qua 2 bút toán như sau:

– Phản ánh giá vốn thực tế của vật liệu xuất bản:

  • Nợ TK157: Xuất hàng gửi đại lý (Nếu gửi sản phẩm cho đại lý).
  • Nợ TK632: Xuất hàng bán phản ánh giá vốn (Nếu bán sản phẩm).
  • Có TK152, TK153, TK155: Giá tính theo giá xuất kho có nghĩa là giá gốc của sản phẩm.

– Phản ánh giá bán (hóa đơn)

  • Nợ TK131, TK1368, TK111, TK112L: Tổng giá thanh toán theo hóa đơn.
  • Có TK511: Doanh thu bán hàng tính theo giá bán chưa thuế.
  • Có TK3331: Thuế GTGT đầu ra.

Một số trường hợp giảm nguyên vật liệu, CCDC, thành phẩm khác

Có một số trường hợp khác làm giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm như sau:

Xuất trả lương, thưởng bằng sản phẩm

  • Nợ TK632
  • Có TK152, TK153, TK155

Giá trị dùng để định khoản là giá trị xuất của nguyên vật liệu thực tế mà chúng ta xuất kho.

Thiếu do phát hiện khi kiểm kê

  • Nợ TK632: Thiếu không rõ nguyên nhân
  • Nợ TK1381: Thiếu chờ xử lý
  • Có TK152, TK153, TK155: Giá nguyên vật liệu thực tế xuất kho

Dưới đây là tóm tắt về các tài khoản sử dụng khi bạn cần thực hiện nghiệp vụ kế toán là định khoản giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: 4 phương pháp tính giá xuất kho kế toán viên nắm vững (phần 1)

Kết luận

Qua bài viết này các bạn đã nắm được về cách hạch toán giảm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm. Đây là một trong các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà người mới vào nghề cần phải biết để xử lý tốt công việc được giao. Nếu các bạn muốn đọc nhiều bài chia sẻ kiến thức về nghề kế toán hơn thì hãy theo dõi Minaco Blog thường xuyên nhé.

Đánh giá nôị dung
author-avatar

About Vietnam Minaco

Minaco Vietnam là tài khoản Digital của Minaco nơi chúng tôi cung cấp đến bạn và thế giới những thông tin hữu ích về kinh nghiệm văn phòng, kinh nghiệm vật tư và các thông tin cập nhật về "ngôi nhà Minaco"

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *