Theo Quyết định 345/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, lộ trình áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2022 và áp dụng bắt buộc đối với một số doanh nghiệp từ năm 2025. Do đó, việc chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS là một nhiệm vụ quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện.
Vậy khi chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS cần có những lưu ý gì? Hãy cùng Minaco tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Thực trạng áp dụng Báo cáo tài chính IFRS tại Việt Nam hiện nay
IFRS là bộ chuẩn mực tài chính kế toán, được xem là ngôn ngữ tài chính thế giới, áp dụng toàn phần hoặc một phần trên 95% nước trên thế giới.
Trên cơ sở đó, với quyết định ban hành Ngày 16/3/2020, Bộ Tài chính đã quyết định ban hành Quyết định số 345 để phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào Việt Nam. Các doanh nghiệp cần có lộ trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS theo 3 giai đoạn từ năm 2022 – 2025, theo đó 2025 sẽ là năm chính thức áp dụng báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, các doanh nghiệp niêm yết bắt buộc chuyển đổi và sử dụng Báo cáo Tài chính theo IFRS.
Mặt khác, có một chuẩn mực kế toán gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chuyển đổi sang IFRS là chuẩn mực kế toán quốc tế số 36 – IAS 36 khi áp dụng chuẩn mực này thì doanh nghiệp cần thay đổi các quy trình cũng như chuẩn bị những kiến thức cần thiết bao gồm kiến thức tài chính cơ bản ở trong doanh nghiệp lần đầu áp dụng IFRS thì khối lượng công vị cần chuẩn bị sẽ nhiều hơn so với những doanh nghiệp đã sử dụng IFRS.
Do đó, việc áp dụng IFRS và chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS đến IFRS không chỉ đơn thuần là vấn đề thay đổi chính sách kế toán mà là vấn đề chung của toàn thể hệ thống bên trong doanh nghiệp.
Các khái niệm quan trọng trong chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS
Ngày chuyển đổi sang áp dụng IFRS
Theo Chuẩn mực kế toán IFRS 1 – Lần đầu áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế được đề cập như sau: Ngày chuyển đổi sáng áp dụng IFRS là thời điểm bắt đầu kỳ báo cáo sớm nhất mà đơn vị trình bày đầy đủ các thông tin cho mục đích so sánh theo IFRS trên BCTC được lập lần đầu theo IFRS.
Ví dụ, nếu doanh nghiệp muốn lập Báo cáo Tài chính theo IFRS cho năm tài chính 2024 thì doanh nghiệp sẽ phải công bố các thông tin so sánh kể từ ngày 1/1/2023. Như vậy, ngày chuyển sang áp dụng IFRS sẽ là ngày 1/1/2023.
Xem thêm: Áp dụng IFRS 1 – Lần đầu áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế
Kỳ báo cáo đầu tiên theo IFRS
Kỳ báo cáo đầu tiên theo IFRS là kỳ gần nhất mà đơn vị lần đầu áp dụng IFRS. Quay lại ví dụ trên, kỳ báo cáo đầu tiên theo IFRS là đầu kỳ kế toán năm 2024, bởi vì Báo cáo Tài chính theo IFRS còn phải trình bày thông tin so sánh (Thông tin so sánh bảng cân đối kế toán tại ngày chuyển sang áp dụng IFRS là ngày 1/1/2023)
Do đó, cần có sự phân biệt rõ giữa ngày chuyển sang áp dụng IFRS và ngày đầu kỳ của Báo cáo tài chính lập theo IFRS, ngày chuyển sang áp dụng IFRS sẽ sớm hơn một năm so với ngày đầu kỳ của Bảng cân đối kế toán trình bày theo IFRS.
Như vậy, nếu không chuẩn bị đủ cơ sở dữ liệu từ ngày chuyển sang áp dụng IFRS, thì không có cơ hội để lập số dư đầu kỳ tại ngày chuyển sang áp dụng IFRS (như ví dụ trên là ngày 1/1/2023) và không thể có Báo cáo Tài chính cho năm tài chính (năm 2024 theo ví dụ).
Xem thêm: Cơ sở liệu cho việc hạ tầng dữ chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS
Số dư đầu kỳ của báo cáo tình hình tài chính trình bày theo IFRS
Trong quá trình chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS thì tại năm đầu tiên áp dụng IFRS thì các doanh nghiệp vẫn có Báo cáo Tài chính pháp lý là Báo cáo Tài chính theo VAS, có nghĩa tại năm đầu tiên khi áp dụng IFRS , chúng ta sẽ có hai báo cáo: một là báo cáo pháp lý theo VAS; hai là dữ liệu để trình bày thông tin so sánh cho báo cáo tài chính được lập lần đầu theo IFRS.
Như vậy, số dư đầu kỳ của Bảng cân đối kế toán theo IFRS không phải là số dư kỳ của BCTC lần đầu theo IFRS mà thường là trước đó một năm.
Giá phí quy ước
Giá phí quy ước là giá trị được dùng để thay thế cho giá gốc hoặc giá trị được khấu hao tại ngày xác định giá trị. Việc khấu hao hoặc phân bổ sau đó giả định rằng đơn vị đã ghi nhận ban đầu tài sản hoặc khoản nợ phải trả tại ngày xác định và giá gốc của chúng bằng với giá phí quy ước.
Xây dựng quy trình chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS
Trong quá trình chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS, các doanh nghiệp cần xây dựng quy trình chuyển đổi bằng cách nhận diện sự khác biệt giữa VAS và IFRS giúp cho việc chuyển đổi dữ liệu và chuyển đổi Báo cáo Tài chính, bao gồm 4 bước.
Bên cạnh đó, để chuẩn bị căn cứ cho quá trình chuyển đổi, các doanh nghiệp phải nắm được các điểm khác biệt trong trình bày, giá trị để tái phân loại các khoản mục, và tái xác định các giá trị của tài chính, bao gồm:
- Xác định các đơn vị tạo tiền của doanh nghiệp;
- Đối với Tài sản cố định (TSCĐ) và Bất động sản đầu tư (BĐSĐT): Phân loại rõ những loại TSCĐ, BĐSĐT cần đánh giá lại định kỳ;
- Đối với các tài sản dài hạn: Rà soát những tài sản tiếp tục sử dụng và nắm giữ thanh lý để tái phân loại;
- Đối với các tài sản được ghi nhận theo giá trị tương lai của tiền (Future Value – FV): Chuẩn bị dữ liệu phù hợp với các phương pháp định giá, đặc biệt chú ý các tài sản không có giá niêm yết;
- Thường xuyên đánh giá lại độ tin cậy của các ước tính, như khả năng thu hồi nợ, thị phần, sự suy giảm giá trị của các tài sản;
- Thường xuyên đánh giá và tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường;
- Thường xuyên rà soát các quy định về thuế để xác định các trường hợp có sự khác biệt giữa chính sách thuế và Chuẩn mực kế toán;
- Rà soát các hợp đồng thuê tài sản (thuê hoạt động), tiến hành phân loại hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng thuê sử dụng dịch vụ;
- Rà soát mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con đảm bảo quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con; Định hướng việc cung cấp thoogn tin tài chính tại các công ty con, liên doanh, liên kết theo cơ sở tài sản thuần;
- Chuẩn bị sẵn và thường xuyên cập nhật các thông tin về đường cong lãi suất của doanh nghiệp
Nhìn chung, vì IFRS là các quy tắc chung, trong khi trên thực tế các doanh nghiệp có những đặc điểm đa dạng; do đó, các nhà quản lý, lãnh đạo cần trang bị những kiến thức về kinh tế, đủ để nhận biết những giao dịch để xây dựng, cũng như thực hiện xác đoán đối với giao dịch. Từ đó, chúng ta có thể trình bày các giao dịch đúng với bản chất kinh tế của nó mà vẫn đảm bảo tuân thủ Chuẩn mực kế toán IFRS.
Những chuẩn mực tài chính cần lưu ý khi chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số nhóm chuẩn mực kế toán có sự khác biệt giữa VAS và IFRS, từ đó tác động đến quá trình chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS.
Thứ nhất, IFRS 15 – Doanh thu từ Hợp đồng với khách hàng
IFRS 15 là một chuẩn mực mới thay thế cho IAS 11 và IAS 18. IFRS 15 có những thay đổi đáng kể về cách ghi nhận doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng với khách hàng.
Nếu trước đây, khi kế toán nhìn vào hoạt động thì chỉ nhìn ra được một nghĩa vụ thực hiện; ví dụ, nếu công ty bán sản phẩm kèm dịch vụ thì công ty đa phần mặc định thực hiện cho khách. Tuy nhiên, theo IFRS 15, bây giờ các doanh nghiệp cần tách ra thành những nghĩa vụ thực hiện riêng biệt và từ đó đòi hỏi kế toán phải đọc được hoạt động, phải hiểu về bản chất của từng nghiệp vụ, từng họa động.
Với chuẩn mực trên, kế toán không chỉ ghi sổ như trước đây (tức dịch vụ và hàng hóa được ghi trong cùng một ngày cung cấp sản phẩm) mà khi chuyển giao hàng hóa thì chúng ta chỉ ghi nhận hoạt động doanh thu bán sản phẩm, còn khi thực hiện dịch vụ thì thời điểm ghi nhận có thể khác biệt so với chuyển giao hàng hóa. Điều này có thể dẫn đến sự chênh lệch giữa doanh thu ghi nhận và hóa đơn được xuất ra.
Như vậy, với khi áp dụng chuẩn mực kế toán IFRS 15 đòi hỏi kế toán hiểu được hoạt động. Bên cạnh đó, cá nhân doanh nghiệp cần điều chỉnh lại hệ thống và quy trình kế toán cho phù hợp.
Thứ hai, IFRS 16 – Thuê tài sản
IFRS 16 thay thế cho IAS 17 và yêu cầu các doanh nghiệp ghi nhận tất cả các khoản thuê tài sản, bao gồm cả thuê tài sản ngắn hạn, là tài sản và nợ phải trả. Trước đây, trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam có chia ra hai loại hình thuê là thuê tài chính và thuê hoạt động, tuy nhiên hiện này hầu như toàn bộ hoạt động thuê đều phải ghi vào tài sản và nợ phải trả (ngoại trừ các trường thuê ngắn hạn từ 12 tháng trở xuống và giá trị thấp từ 5.000 USD trở xuống)
Thứ ba, IFRS 9 – Công cụ tài chính và IFRS 13 – Xác định giá trị hợp lý
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính IFRS 9 thay thế cho IAS 39 và thay đổi cách phân loại và đo lường các công cụ tài chính. Còn chuẩn mực kế toán IFRS 13 cung cấp hướng dẫn về cách đo lường giá trị hợp lý của các tài sản và nợ phải trả.
Hai chuẩn mực này có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu VAS áp dụng theo nguyên tắc giá gốc, thì IFRS lại áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý. Giá trị hợp lý ở đây bao gồm 3 cấp độ giá trị hợp lý:
- Cấp 1: Giá trị hợp lý được xác định bằng giá niêm yết trên thị trường hoạt động
- Cấp 2: Giá trị hợp lý được xác định bằng giá có yếu tố đầu vào có thể quan sát được trên thị trường
- Cấp 3: Giá trị hợp lý được xác định bằng giá có yếu tố đầu vào không quan sát được trên thị trường
Trong đó, cấp độ 3 đòi hỏi chúng ta phải chiết khấu giá trị trong tương lai về dòng tiền hiện tại. Từ đó, đòi hỏi người làm kế toán phải hiểu về bản chất của doanh nghiệp, biết kiến thức về tài chính.
Thứ tư, IAS 12 – Thuế thu nhập
IAS 12 quy định về cách ghi nhận và trình bày thuế thu nhập trong báo cáo tài chính. Trong đó, ảnh hưởng lớn là thuế thu nhập hoãn lại, do những khoản thu nhập, doanh thu, chi phí doanh nghiệp ghi nhận đôi khi có sự khác biệt so với thuế.
Thứ năm, IAS 36 – Sự suy giảm giá trị tài sản
Với chuẩn mực kế toán IAS 36 quy định về cách xác định và ghi nhận tổn thất do tài sản bị mất giá. Chuẩn mực này cũng đòi hỏi kế toán viên áp dụng các kiến thức tài chính vào; ngoài ra, cần có có sự bàn bạc với các phòng ban khác. Như vậy, có thể thấy với việc áp dụng chuẩn mực kế toán này sẽ dẫn đến những thay đổi trong quy trình nội bộ công ty.
Lưu ý về hệ thống ERP
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, là một bộ phần mềm tích hợp các quy trình kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Hệ thống ERP hoạt động trên một cơ sở dữ liệu duy nhất, giúp các bộ phận trong doanh nghiệp chia sẻ thông tin và dữ liệu một cách hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn.
Khi chuyển đổi Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS, thì các doanh nghiệp nên ưu tiên nếu hệ thống đang có các module có thể chỉnh sửa được thì chúng ta có thể dùng hệ thống hiện tại để chuyển đổi sang IFRS. Mặt khác, nếu doanh nghiệp sử dụng các hệ thống thống theo chuẩn mực VAS không thể chuyển đổi sang IFRS nên mới hệ thống ERP theo IFRS, từ đó sẽ tiết kiệm chi phí hơn.
Những cơ hội và thách thức chuyển đối Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS
Cơ hội khi chuyển đối Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS
- Thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và chất lượng hơn
- Thông tin thị trường được công khai, minh bạch và phục vụ tốt cho nhà đầu tư
- Thông tin thị trường được công khai, minh bạch và phục vụ tốt cho nhà đầu tư
- Tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển, tăng mức độ uy tín và vị thế trên thị trường quốc tế
Thách thức khi chuyển đối Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS
Yếu tố khách quan:
- Độ phức tại của IFRS/Khác biệt lớn giữa IFRS và IAS: Khác biệt lớn và sự thay đổi thường xuyên của các chuẩn mực IAS/IFRS;
- Thiếu thông tin và hỗ trợ từ cơ quan quản lý: Thông tin và hỗ trợ từ cơ quan quản lý: Thông tin giá trị thị trường và hướng dẫn chưa đầy đủ;
- Ảnh hưởng đến kết quả và họa động kinh doanh: Khác biệt trong việc áp dụng các chính sách kế toán (đánh giá với tuân thủ theo luật lệ), khác biệt giữa cơ sở thuế và kế toán;
- Tuân thủ các chính sách kế toán của tập đoàn: Tính hiệu quả và nhất quán trong tập đoàn.
Yếu tố nội tại:
- Trình độ đội ngũ kế toán: Thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng và kinh nghiệm;
- Hệ thống Công nghệ thông tin: Chưa sẵn sàng cho sự thay đổi các quá trình kinh doanh ở quy mô lớn;
- Chuyển đổi số dư đầu kỳ: Tuân thủ quy định về lần đầu áp dụng IFRS;
- Hỗ trợ từ Ban lãnh đạo: Ban Lãnh đạo không đánh giá một cách đầy đủ hiệu quả và tính phức tạp của quá trình chuyển đổi.
Như vậy, thông qua nội dung vừa rồi, Minaco đã cùng các bạn đi tìm hiểu qua về “Những lưu ý quan trọng khi chuyển đối Báo cáo Tài chính từ VAS sang IFRS”. Minaco mong rằng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM
Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây
Hotline: 0961 53 16 16
Email: info@minaco.vn
Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội