Hiện nay, cao su tổng hợp đã trở thành một trong những nguyên vật liệu phổ biến để sản xuất nhiều loại vật liệu, bao gồm cả vật liệu sản xuất và vật liệu tiêu dùng. Vậy nếu bạn chưa hiểu rõ về cao su tổng hợp là gì? Và đang đặt câu hỏi cao su tổng hợp có thân thiện với môi trường không? Vậy thì hãy cùng Minaco tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Cao su tổng hợp là gì?
Theo Wikipedia, Cao su tổng hợp là chất dẻo được con người chế tạo với chức năng là chất co giãn. Một chất co giãn là vật chất có đặc tính cơ học là chịu được sức ép thay đổi hình dạng hơn phần lớn các vật chất khác mà vẫn phục hồi hình dạng cũ. Cao su tổng hợp được dùng thay thế cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng, khi mà những đặc tính ưu việt của nó phát huy tác dụng.
Cao su tổng hợp có thân thiện với môi trường không?
Trước khi đi sâu vào câu hỏi “cao su tổng hợp có thân thiện với môi trường không?” có lẽ sẽ hữu ích cho chúng ta hơn nếu phân loại các loại cao su hiện có trên thị trường và sẵn có để sử dụng trong các ứng dụng hàng ngày của chúng ta.
Đầu tiên, đó là cao su tự nhiên, được làm từ chất liệu mủ cao su được chiết xuất từ cây Hevea Brasiliensis, đôi khi được gọi là cây cao su Para. Trên thực tế, người ta đã phát hiện ra rằng cây cao su Para là loại cây trồng bền vững về mặt sinh thái và thực sự góp phần duy trì sự cân bằng carbon toàn cầu trong khí quyển! Bản thân việc thu hoạch và sử dụng sản phẩm cao su tự nhiên hoặc cao su có ít tác động đến môi trường hơn.
Tuy nhiên, việc sản xuất cao su theo phương pháp tự nhiên gây tốn nhiều thời gian cũng như gặp nhiều khó khăn khi không thể đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.
Do đó, cao su tổng hợp được sử dụng như một phương án thay thế, với độ kết dính, độ đàn hồi tốt hơn cao su tự nhiên. Ngược lại khả năng phân hủy của các sản phẩm cao su tổng hợp cũng thấp hơn, bền vững trước tác nhân hóa học, sinh học, vật lý và phải mất khoảng vài trăm năm nó mới có khả năng phân hủy trong đất từ đó gây ra các tác hại đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Với sự gia tăng của các sản phẩm phế thải từ cao su tổng hợp, các phương pháp xử lý sản phẩm từ nhiệt và chất xúc tác đang được nghiên cứu và ứng dụng để thay thế cho các phương pháp truyền thống như chôn lấp hoặc đốt – phương pháp khó kiểm soát các khí thải nhà kính thải ra môi trường, từ đó nhằm tận dụng lại các nguyên liệu cao su tổng hợp này cũng như hạn chế ở mức tối đa các tác động xấu đến môi trường.
Cao su tái chế (tái sinh) được sản xuất như một phương án giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
Cao su tái chế là sản phẩm được tạo ra từ việc tái chế các sản phẩm cao su phế thải, chủ yếu là lốp xe. Có hai phương pháp xử lý cao su phế thải khép kín được sử dụng hiện nay bao gồm:
- Phương pháp cơ học: Lốp xe được nghiền thành bột cao su. Bột này có thể được sử dụng trực tiếp hoặc trộn với cao su nguyên sinh để tạo ra các sản phẩm mới.
- Phương pháp hóa học: Lốp xe được nung nóng trong môi trường thiếu oxy để phân hủy thành các hợp chất hóa học. Các hợp chất này sau đó được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác như nhiên liệu, nhựa,….
Lợi ích của việc tái chế cao su phế thải
- Giảm thiểu rác thải: Kỹ thuật sản xuất cao su tái chế ra đời đã giúp giải quyết một trong những vấn đề nan giải trong việc xử lý lượng rác thải công nghiệp, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm nước ta thải ra khoảng 400.000 tấn cao su phế liệu (tương đương với 30.000 tấn/tháng).
- Tiết kiệm tài nguyên: Cao su tái chế được sử dụng để thay thế một phần cao su nguyên sinh, giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là cây cao su khi cây cao su cần nhiều năm để trưởng thành và chỉ có thể khai thác mủ trong một thời gian nhất định. Việc sử dụng cao su tái chế giúp giảm bớt áp lực khai thác cây cao su.
Bên cạnh đó, các thành phẩm là bột cao su, dầu cao su hay các thành phẩm hóa học khác trong quá trình tái chế cao su phế thải là nguồn nguyên liệu tuần hoàn, bền vững có thể tận dụng để sản xuất các loại vật liệu khác.
- Giảm chi phí sản xuất: Các sản phẩm được sản xuất từ cao su tái chế hoàn toàn có thể đáp ứng được các tiêu chí về giá cả và tính dễ dàng sử dụng. Cao su tái chế thường cũng có chi phí rẻ hơn 1,5 – 2 lần so với cao su nguyên sinh, một phần do nguồn chi phí đầu vào của quá trình sản xuất thấp hơn.
Một số sản phẩm cao su thân thiện với môi trường, đảm bảo thông số kỹ thuật
Hiện nay cao su tái sinh, thân thiện với môi trường đang được ứng dụng nhiều trong sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật, cao su xây dựng, cao su công nghiệp. Một số sản phẩm cao su tái chế được sử dụng phổ biến như sau:
Găng tay thân thiện với môi trường
Găng tay là sản phẩm phổ biến được sử dụng trong các ngành nghề đặc thù như ý tế, công nghiệp hay các ngành dịch vụ, chế biến thực phẩm, do đó rất cần thiết để các sản phẩm này đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng và thông số kỹ thuật
Hiện nay các loại găng tay được sử dụng trong sản xuất, công nghiệp được sản xuất chủ yếu từ hai loại chất liệu chính bao gồm:
- Cao su nitrile tái chế: Bền bỉ, chống hóa chất, an toàn cho da
- Cao su latex tự nhiên: Co giãn tốt, độ bám cao, cảm giác thoải mái
Tuy nhiên, có thể thấy vì mục đích sử dụng đặc thù như tiếp xúc mới các môi trường có nhiều hóa chất hay các môi trường đặc biệt khác tại khu công nghiệp, phòng thí nghiệm,… mà hầu như các sản phẩm găng tay đã qua sử dụng không được sử dụng để tái chế mà sẽ tiêu hủy, xử lý.
Do đó, để đảm bảo tính thân thiện với môi trường thì công ty, doanh nghiệp có thể ưu tiên, lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ cao su thiên nhiên, tái sinh giúp quá trình xử lý rác thải diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn
Thảm, đệm, gạch cao su tái chế
Thảm và đệm cao su tái chế được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
- Nhà ở: Thảm trải sàn, thảm tập yoga, đệm lót ghế,…
- Thể thao: Sân chơi, đường chạy, phòng tập gym,…
- Công nghiệp: Lót sàn nhà máy, chống rung,…
Nhiều loại thảm, đệm hay gạch cao su hiện nay được tái chế từ lốp xe, loại thảm này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, khiến nó trở thành lựa chọn ưa thích cho nhiều không gian khác nhau như:
- Độ bền cao: Nhờ được làm từ lốp xe tái chế, thảm cao su có khả năng chịu lực tốt, chống mài mòn và có tuổi thọ cao.
- Khả năng hấp thụ âm thanh: Thảm cao su có khả năng hấp thụ âm thanh hiệu quả, giúp giảm tiếng ồn và tạo nên một môi trường yên tĩnh hơn.
- Chống trơn trượt: Bề mặt của thảm cao su được thiết kế với các rãnh nhỏ, giúp tăng độ bám và chống trơn trượt hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Chống thấm nước: Thảm cao su có khả năng chống thấm nước tốt, giúp bảo vệ sàn nhà khỏi bụi bẩn và nước
Giày, ủng cao su
Bên cạnh găng tay cao su thì giày và ủng cao su cũng là một trong những sản phẩm không thể thiếu và cho công nhân viên trong quá trình làm việc tại các xưởng sản xuất, khu công nghiệp,…. Việc tái chế và tái sử dụng các loại giày, ủng cao su cũng đem lại nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường hiệu quả.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Cao su tổng hợp có thân thiện với môi trường không?” đó là tùy thuộc vào cách sử dụng và tái chế các sản phẩm cao su tổng hợp. Trong trường hợp xử lý và tái chế đúng cách thì các loại cao su tổng hợp này sẽ trở thành một nguồn nguyên liệu dồi dào và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu các loại rác thải công nghiệp.
Mặt khác, vì không có đặc điểm tự phân hủy sinh học, do đó, nếu các sản phẩm này không được xử lý đúng cách bằng hình thức đốt hoặc chôn cất thì sẽ là một mối gây hại lớn tới hệ sinh thái và môi trường.
Với bài viết trên, Minaco mong rằng đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích.