Bạn là chủ doanh nghiệp, kế toán viên, hay sinh viên muốn học kế toán thuế nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Đừng lo lắng, hôm nay Minaco sẽ hướng dẫn bạn cách tự học kế toán thuế từ cơ bản đến nâng cao cho người mới. Cùng xem nhé!
Hướng dẫn tự học kế toán thuế từ A đến Z
Cách nhanh nhất để học một thứ gì đó là xác định mục tiêu và lộ trình học cụ thể. Khi bạn biết lý do mình cần phải học kế toán thuế rồi, hãy bắt đầu xây dựng kế hoạch học cụ thể nhé. Bạn có thể tham khảo các kiến thức về kế toán thuế cần học dưới đây:
Tổng quan về Kế toán Thuế
Để bắt đầu với kế toán thuế, bạn cần nắm được tổng quan các công việc mà kế toán thuế cần làm là gì, dùng công cụ hay tiện ích gì để kê khai và nộp thuế, những vấn đề chung về thuế trong doanh nghiệp, hay mức phạt khi nộp thuế chậm,…
Nắm rõ được những kiến thức này ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn có nền tảng cơ bản để làm kế toán thuế, tránh có những sai sót không đáng có sau này.
Tìm hiểu về hoá đơn và kinh nghiệm xử lý hoá đơn
Để hiểu về hóa đơn thì bạn hãy bắt đầu với việc tìm hiểu nội dung trên hóa đơn theo thông tư mới (TT78/2021), sau đó là những quy định khi phát hành hóa đơn điện tử, thời điểm cần lập và xuất hóa đơn để đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần học cách xử lý hoá đơn viết sai, hay các sự cố với hoá đơn đầu vào để không gây rối loạn trong quy trình quản lý tài chính. Đừng quên học cách tra cứu hóa đơn điện tử mua vào bán ra để truy vấn và giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng.
Thuế Giá trị gia tăng
Thuế GTGT là một phần quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Bạn cần biết cách tính toán, giảm thuế GTGT theo Nghị quyết mới, hay phương pháp kê khai thuế để giúp nhà quản trị hoạch định chi phí doanh nghiệp một cách chính xác.
Bạn cũng đừng quên tìm hiểu về thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế cho doanh nghiệp, cách kê khai, nộp thuế GTGT cho chi nhánh, cũng như các trường hợp không cần kê khai thuế GTGT, và điều chỉnh tờ khai thuế GTGT trong trường hợp sai sót.
Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN)
Để hiểu về thuế TNCN, bạn hãy bắt đầu tìm hiểu các khoản thu nhập được miễn, các khoản giảm trừ để xác định mức thuế cần nộp đối với mỗi cá nhân. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách tính thuế đối với những người không cư trú, không ký hợp đồng hoặc chỉ kí trong thời gian ngắn.
Một bước quan trọng khác trong quản lý thuế TNCN là đăng ký MST cá nhân, người phụ thuộc, cùng việc kê khai và tạm nộp thuế TNCN điện tử theo tháng, quý. Đồng thời học cách uỷ quyền quyết toán thuế TNCN, lưu giữ chứng từ khấu trừ thuế để đảm bảo sự minh bạch.
Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN)
Nắm vững thuế TNDN là bạn phải hiểu được:
- Cách tính toán, xác định doanh thu, chi phí được trừ và không được trừ để biết được thu nhập chịu thuế và các khoản thuế miễn của doanh nghiệp.
- Những khoản thu nhập khác, xử lý chuyển lỗ và áp dụng các mức thuế suất.
- Ưu đãi thuế TNDN và quá trình kê khai, quyết toán, nộp thuế TNDN để đảm bảo sự chính xác và tuân thủ quy định về thuế.
- Lập tờ khai quyết toán là bước quan trọng để việc nộp thuế TNDN diễn ra đúng quy trình và đúng hạn.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế áp dụng cho một số mặt hàng hoặc dịch vụ cụ thể, có tác động đặc biệt đến môi trường, sức khỏe hoặc văn hóa xã hội.
Bạn cần nắm được danh sách các sản phẩm, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cách tính toán và áp dụng mức thuế đối với chúng.
Lệ phí Môn bài
Lệ phí môn bài là một loại phí được thu từ các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc dịch vụ tại một số địa phương cụ thể trong nước.
Bạn có thể tìm hiểu về Lệ phí môn bài bắt đầu từ việc xác định các đối tượng chịu lệ phí, cách tính toán mức lệ phí và thời điểm nộp lệ phí theo từng địa phương cụ thể.
Thuế Nhà thầu nước ngoài
Đây là loại thuế áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc các tổ chức, cá nhân trong nước hợp tác với họ tại Việt Nam.
Hãy học cách tính toán, áp dụng thuế, nộp thuế, và các điều kiện, trường hợp được miễn, giảm hoặc được ưu đãi thuế để quản lý thuế của các dự án liên quan đến nước ngoài thật tốt nhé.
Xác định giao dịch Liên kết
Trong kế toán thuế, xác định giao dịch liên kết giúp kế toán đánh giá và báo cáo đầy đủ và chính xác về các giao dịch giữa các bên liên quan. Qua đó, doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật thuế, tránh việc thiếu sót hay vi phạm pháp luật.
Kế toán thuế cần những kỹ năng gì?
Làm kế toán thuế không chỉ đòi hỏi có kiến thức sâu rộng về luật và các quy định, chính sách thuế cụ thể, mà những kỹ năng sau đây cũng cực kỳ quan trọng:
- Kỹ năng phân tích và đánh giá tài chính giúp nhận diện các khía cạnh liên quan đến thuế trong số liệu kế toán.
- Tính cách cẩn thận, tỉ mỉ trong việc thu thập, xử lý thông tin là yếu tố không thể thiếu.
- Kỹ năng giao tiếp tốt giúp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hoặc các bên liên quan, cũng như để truyền đạt thông tin thuế một cách rõ ràng và dễ hiểu.
- Khả năng chịu áp lực và làm việc hiệu quả khi làm kế toán thuế.
Mẹo tự học kế toán thuế tại nhà hiệu quả
Bạn cần nắm chắc kiến thức lý thuyết về kế toán thuế trước khi áp dụng nó vào từng nhiệm vụ thực tế mà bạn đảm nhận.
Đồng thời, để công việc suôn sẻ và tránh sai sót, bạn cần phải thành thạo việc lập bảng thuế và tính toán thuế với từng tình huống cụ thể mà doanh nghiệp bạn đang đối mặt.
Bạn có thể tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn tự học kế toán thuế, kê khai thuế để nâng cao trình độ kế toán của bản thân để tối đa hóa hiệu quả công việc của bạn.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn tự học kế toán thuế từ cơ bản đến nâng cao cho người mới. Hy vọng nó sẽ giúp ích phần nào cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!