Cho tới hiện nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về định nghĩa HR Business Partner (hay HRBP) là gì? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa HRBP trong từng vai trò của họ trong tập đoàn, doanh nghiệp. Tuy nhiên, có hai định nghĩa phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để giải thích cho HR Business Partner. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Minaco để hiểu đúng nghĩa HRBP nhé!
Tựu chung lại, có quá nhiều tranh cãi cho định nghĩa HR Business Partner. Nhưng dưới đây là 2 cách sử dụng HR Business Partner dễ hiểu nhất hiện nay:
1. Chức danh HRBP – HR Business Partner
Vai trò của chức danh HRBP
Thông thường, ở các công ty lớn, hoặc các tập đoàn lớn thì họ mới sử dụng tới chức danh “quân sư HRBP” để cùng lãnh đạo hoạch định các kế hoạch, chiến lược dài hạn cho tổ chức. Vậy trong vai trò này, HRBP là vị trí mang tính chất cố vấn chiến lược cho ban lãnh đạo. Và thường chắc mọi người ai cũng biết tới quân sư Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc ở xứ Trung Hoa. Thì ở đây, HRBP được ví như quân sư Gia Cát Lượng, giữ vai trò cố vấn, tư vấn chiến lược chứ không trực tiếp cầm binh đánh trận như tướng sĩ. Và HRBP thì cũng thế, đây sẽ là những người cố vấn cho ban lãnh đạo và người thực hiện sẽ là các vị trí phòng ban được phân công và làm việc bên dưới. Họ có thể hỗ trợ các phòng ban, nhưng tham gia ở tư cách cố vấn chứ không trực tiếp “nhúng tay” vào làm việc cùng.
Tỉ lệ nghề nghiệp dành cho chức danh HR Business Partner
Hiện tại, danh số tỉ lệ của HRBP trong một tổ chức là 1:1000. Tức là một doanh nghiệp có 1000 nhân viên chỉ cần có 1 HR Business Partner cho họ mà thôi. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, một số công ty có mô hình hoặc lĩnh vực đột phá họ cũng sẽ đầu tư 1 HRBP để mang tính chiến lược cho mô hình công ty mình dù nhân viên chưa có tới 1000 người.
Yêu cầu công việc cho chức danh HRBP
Đa số công việc của HRBP là cố vấn, tư vấn, hướng dẫn, tham vấn, coach, guide,… Cùng với đó là yêu cầu trình độ vô cùng khắc nghiệt. HRBP cần có ít nhất 8 năm kinh nghiệm cùng với những bằng cấp chuyên ngành và chứng chỉ nghiệp vụ tương đương. Từ đó ta có thể thấy được HRBP dành cho những bậc chức danh cấp cao, có yêu cầu trình độ ít nhất từ cấp trung trở lên. Ngoài ra, HRBP không những phải đầy đủ tất cả các kỹ năng của quản trị nhân sự mà còn phải đầy đủ các kỹ năng của quản trị kinh doanh và vận hành tổ chức.
Lý do đó, thông thường các công ty lớn, các tập đoàn lớn với bộ phận nhân sự đầy đủ, các phòng ban được tổ chức bài bản thì họ mới thật sự cần tuyển người vào vị trí HRBP ở vai trò cố vấn, tham vấn theo đúng nghĩa mà vị trí HRBP đề ra. Nếu công ty nhỏ và vừa, với nhân sự chưa đủ lớn mà đăng tuyển HRBP với vai trò hoạch định kế hoạch nhân sự, lập ra các quy trình, chế độ,… thì thật sự không đúng với chức danh HRBP. Đó cũng là phần công việc của HR Management, trưởng phòng nhân sự, quản lý nhân sự hoặc đối với công ty nhỏ thì là nhân sự tổng hợp mới có chức danh công việc như ở trên nêu ra.
Một người mang chức danh HRBP sẽ ở vai trò cố vấn cho ban lãnh đạo, các nhà quản lý ở tất cả các bộ phận phòng ban, tổ chức. Những mảng mà HRBP cố vấn cho ban lãnh đạo bao gồm: Pháp lý; Văn hóa doanh nghiệp; Trải nghiệm nhân viên; Chiến lược phát triển.
Vậy có nên đi học một khóa đào tạo chuyên về HRBP – HR Business Partner không?
Câu trả lời chính là: Có hoặc không? Có khi người đi học đang ở chức vụ quản lý cấp trung trở lên. Họ hiểu cả về quản trị nhân sự lẫn quản trị kinh doanh thì việc đi học một khóa HRBP sẽ giúp họ nắm rõ phạm vi công việc và trách nhiệm của mình cũng như hệ thống lại những kiến thức thức mà họ đã có sẵn để sẵn sàng chuyển từ một người trong phòng ban nhân sự sang một vai trò cố vấn độc lập. Trường hợp này, một khóa đào tạo HRBP sẽ rất hữu ích cho người học. Tuy nhiên, đối với những ai mới ra trường hoặc chỉ có vài năm kinh nghiệm làm việc thì một khóa học HRBP chỉ có tác dụng giúp họ hiểu thêm về công việc này như thế nào để cố gắng và phấn đấu thêm.
2. HRBP là một chức năng nghĩa vụ trách nhiệm
Nếu ở bên trên, chúng ta có thể thấy HRBP làm quá khó vì yêu cầu quá cao, thì ở đây, khi HRBP là một chức năng nghĩa vụ trách nhiệm thì mọi người sẽ thấy HRBP gần giũi với mình hơn rất nhiều.
Vai trò HRBP là một chức năng nghĩa vụ trách nhiệm
Khi chúng ta dùng nghĩa HRBP – HR Business Partner như một chức năng, một nghĩa vụ trách nhiệm của người làm nhân sự thì bất cứ ai cũng có thể thấy được ít nhiều, chúng ta đang sử dụng chức năng của HRBP trong công việc hàng ngày. Giống như trong Tam Quốc, vị trí cố vấn chính thức thì chỉ có một mình Gia Cát Lượng nhưng trách nhiệm cố vấn, đóng góp ý kiến, tham gia hoạch định chiến lược thì tất cả các tướng của Lưu Bị đều có trách nhiệm này. Tương tự như thế, HRBP cũng được sử dụng như một trách nhiệm trong ngành nhân sự. Cụ thể nằm trong mảng chức năng: Business management (Quản trị doanh nghiệp) và Leadership and Strategy (Lãnh đạo và chiến lược). Việc tổ chức các chiến lược nhân sự làm sao để thực thi được sứ mệnh, tầm nhìn của các chiến lược tổ chức đó chính là nhiệm vụ của tất cả những ai đang làm trong công tác nhân sự và đó cũng chính là định nghĩa của HRBP như là một chức năng của HR.
Ai làm HR cũng đang làm công việc của HRBP?
Nếu thật sự xét theo nghĩa chức năng, HRBP cũng không phải là điều gì quá mới mẻ. Vì nếu xét theo chức năng nhiệm vụ thì tất cả những ai đang làm nhân sự thì tất cả những ai đang làm nhân sự tổng hợp, quản lý nhân sự, giám đốc nhân sự,… thì cũng đều đang làm chức năng HRBP. Điểm khác biệt là một số vị trí đi sâu vào lĩnh vực nhân sự và chiến lược kinh doanh nhiều hơn các vị trí khác. Điều đó đã tạo ra cấp bậc từ thấp đến cao trong HRBP.
Ở cấp bậc thấp, một người nhân sự tổng hợp cũng được xem như một người làm HRBP rồi. Giống như người tướng sĩ của Lưu Bị, không hoàn toàn là người có quyền cao chức trọng nhưng là người hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ hiến kế cho chủ công của mình. Tuy nhiên thời gian của họ phần lớn dành cho việc điều binh khiển tướng, nên thời gian nghĩ kế chỉ nằm trong một khoảng nho nhỏ mà thôi. Tương tự như vậy, một nhân sự tổng hợp dành phần lớn thời gian cho việc quản lý hành chính, nên khoảng thời gian thật sự dành cho mảng chiến lược còn nhiều hạn chế, do đó khoảng thời gian hoạch định chiến lược đóng góp còn có nhiều giới hạn do chưa có đủ kiến thức hoặc kinh nghiệm. Những ai ở mảng nhân sự tổng hợp chưa phụ trách mảng chiến lược 100% nhưng cũng đang trên đường tích lũy các kiến thức, kỹ năng để tiến lên các cấp độ cao hơn trong chức năng HRBP.
Ở cấp độ cao hơn, như trưởng phòng, quản lý, giám đốc nhân sự, trong công việc hàng ngày họ đã hướng tới những chiến lược dài hạn nhiều hơn so với vị trí lúc cấp thấp và cũng tích lũy được một số kiến thức nhất định trong nhiều năm làm việc. Do đó nếu ở vị trí này họ đang có mục tiêu trở thành một HRBP thì có thể xem xét lại mô tả công việc theo chuẩn của SHRM để có thể nắm rõ các kỹ năng, kiến thức cần bổ sung và sau đó áp dụng vào thực chiến.
3. Tổng kết
Vậy HRBP – HR Business Partner được sử dụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, HRBP được sử dụng như một chức danh với công việc là chuyên gia cố vấn độc lập cho ban lãnh đạo của một tập đoàn, doanh nghiệp. Trường hợp thứ hai, HRBP được sử dụng như một chức năng nghĩa vụ của phòng ban nhân sự đóng góp vào chiến lược phát triển của công ty. Tuy mỗi định nghĩa và vị trí của HRBP khác nhau nhưng nếu vận dụng đúng với tình hình và chiến lược phát triển của doanh nghiệp, HRBP sẽ cùng lãnh đạo đưa doanh nghiệp tới một bước tiến xa hơn.
Trên đây là những thông tin mà văn phòng phẩm MINACO muốn gửi đến bạn về HR Business Partner là gì. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ đem lại kiến thức thú vị dành cho bạn. Nếu quý khách quan tâm đến văn phòng phẩm dành cho doanh nghiệp, hãy liên hệ thông tin dưới đây để được tư vấn báo giá dành cho doanh nghiệp. Xin chân thành cảm ơn.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ & TM MINH NAM
Gửi form yêu cầu báo giá: tại đây
Hotline: 0961 53 16 16
Email: info@minaco.vn
Địa chỉ: Số 15A phố Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội