Minaco Blog, Hành chính Nhân sự

4 loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Van Hoa Doanh Nghiep 10 1

1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ khía cạnh mà doanh nghiệp xây dựng trong quá trình tồn tại và phát triển. Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một quan niệm, quy tắc và giữ vai trò chi phối hành vi của nhân sự. Nói đơn giản thì văn hóa doanh nghiệp chính là đời sống tinh thần trong tổ chức, doanh nghiệp, …

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-1-2

Bốn yếu tố chính cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp là tầm nhìn – sứ mệnh – giá trị cốt lõi – triết lý kinh doanh. Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp cũng được thể hiện ở hai trạng thái:

+ Trạng thái hữu hình: là những giá trị được coi như bộ mặt của doanh nghiệp, nghĩa là được thực hiện một cách rõ ràng và trực tiếp ra bên ngoài như đồng phục, logo, sự kiện, …

+ Trạng thái vô hình: là những giá trị được thể hiện một cách trừu tượng hơn như tư tưởng, thái độ, phong cách sống, thói quen, …

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-3-1

2. Các loại hình văn hóa doanh nghiệp dễ thấy hiện nay

Nếu doanh nghiệp muốn xây dựng văn hóa riêng mà không tìm hiểu các mô hình văn hóa hiện có thì sẽ rất dễ vướng vào tình trạng lan man, không có định hướng và cuối cùng là dẫn đến thất bại.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-2-1

Xác định mô hình văn hóa doanh nghiệp muốn hướng tới là cách thức hiệu quả để bắt đầu quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Dưới đây là 4 loại hình văn hóa trong doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay:

2.1 Mô hình văn hóa doanh nghiệp Adhocracy

Adhocracy là mô hình văn hóa doanh nghiệp linh động, sáng tạo và mang tính kinh doanh. Trong đó, mô hình này tập trung vào sự đổi mới và cải tiến linh hoạt của doanh nghiệp thay vì bị kìm hãm bởi những thủ tục và chính sách quan liêu.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-5-1-1

Văn hóa doanh nghiệp Adhocracy thường được áp dụng trong hầu như các công ty mới thành lập và công ty công nghệ vì nó giúp thúc đẩy sự đổi mới trong phong cách làm việc. Tuy nhiên, vẫn có một số phòng ban hay bộ phận kinh doanh cần nhiều đến quy trình, thủ tục nghiêm ngặt như trong các lĩnh vực tuân thủ và đạo đức.

Tùy theo lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà việc xây dựng và phát triển mô hình Adhocracy đơn giản hoặc phức tạp. Tuy vậy, việc triển khai loại hình văn hóa này cho phép nhân viên thoải mái chia sẻ, đóng góp ý tưởng lớn để từ đó cải thiện năng suất và hiệu quả lao động trong tổ chức.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-5-2

2.2 Mô hình văn hóa doanh nghiệp thứ bậc

Mô hình văn hóa thứ bậc cũng là một mô hình văn hóa doanh nghiệp được áp dụng nhiều hiện nay. Điểm cốt lõi của mô hình này là doanh nghiệp cần phải đảm bảo mọi thứ luôn được vận hành một cách trơn tru và nhất quán. Nghĩa là nó được hình thành dựa trên các cấu trúc, nguyên tắc, quy trình làm việc cụ thể do các cấp thẩm quyền phân bổ.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-6-1

Nhân viên trong văn hóa thứ bậc cần biết chính xác nhiệm vụ của mình thông qua chuỗi mệnh lệnh của các cấp lãnh đạo. Đồng thời, họ cũng phải biết ai là người chịu trách nhiệm trước họ và ai là người mà họ sẽ báo cáo lại kết quả công việc.

Với khía cạnh tích cực, mô hình văn hóa thứ bậc giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro tốt hơn, ổn định và hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng nó cũng có thể trở thành vấn đề cản trở sự đổi mới, cải tiến của doanh nghiệp trước những biến đổi đột ngột của thị trường.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-7-1

Để phát triển mô hình văn hóa doanh nghiệp thứ bậc, trước tiên, phải thiết lập các quy trình làm việc chặt chẽ tại tổ chức. Nếu chuỗi mệnh lệnh có khoảng trống, hãy tìm cách lấp đầy chúng. Đồng thời, xem xét mọi bộ phận và đơn vị để đảm bảo những mục tiêu rõ ràng theo từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

2.3 Mô hình văn hóa doanh nghiệp thị trường

Văn hóa thị trường liên quan trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trước các đối thủ trên thị trường. Thực ra, mô hình này được định hướng để đảm bảo khách hàng, đối tác luôn cảm thấy hài lòng về doanh nghiệp.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-8-1

Mô hình văn hóa thị trường yêu cầu doanh nghiệp phải liên tục sáng tạo và cải tiến để cung cấp cho thị trường những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Mặc dù mô hình văn hóa doanh nghiệp này có thể đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp nhưng nhân viên lại thường cảm thấy kiệt sức vì kỳ vọng cao cùng nhu cầu sản xuất không ngừng.

Ngoài ra, văn hóa thị trường gắn liền với danh tiếng và thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, cấp lãnh đạo hãy bắt đầu bằng việc đánh giá công việc của từng vị trí. Tính toán ROI của mọi vị trí và đưa ra những tiêu chuẩn hợp lý cho sản xuất. Đồng thời, đề ra các chính sách khen thưởng, động viên nhân viên xuất sắc để tạo động lực cho họ.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-9-1

2.4 Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình

Văn hóa doanh nghiệp gia đình phổ biến trong những doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc do gia đình sở hữu, không mang tính phân cấp. Mô hình này sẽ tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết và gắn bó giữa nhân viên với nhau để cùng hướng tới một mục tiêu chung.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-11-1

Ưu điểm của loại hình văn hóa này là nhân viên luôn cảm thấy thoải mái khi trình bày phản hồi trung thực đến cấp quản lý. Văn hóa gia đình còn giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Tuy vậy, nhược điểm dễ nhận thấy là rất khó để duy trì nếu doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng quy mô.

Cách phát triển mô hình văn hóa gia đình là cấp quản lý phải đặt người lao động lên hàng đầu. Song song đó là phải luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi phản hồi, mọi ý kiến đánh giá và góp ý từ họ.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-10-1

3. Ví dụ về mô hình văn hóa doanh nghiệp (Google)

Như bạn đã biết, văn hóa của Google trở nên nổi tiếng với nhiều điều tuyệt vời như các buổi ăn miễn phí, hoa hồng tài chính, kỳ nghỉ, … Bởi vì phát triển mạnh mẽ nên Google cũng mở rộng quy mô chi nhánh tại nhiều quốc gia. Điều này khiến việc giữ vững văn hóa ở trụ sở chính trở nên khó khăn hơn.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-12-1

Mặc dù được hưởng những đãi ngộ đáng mơ ước, nhân viên Google vẫn than phiền rằng họ bị stress, căng thẳng bởi làm việc trong môi trường cạnh tranh. Cũng như văn hóa doanh nghiệp chưa giúp họ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Vì vậy, ngay cả văn hóa tốt nhất cũng cần được điều chỉnh nhằm đáp ứng lợi ích phát triển của công ty. Văn hóa thành công sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Van-Hoa-Doanh-Nghiep-13-1

Lời kết,

Minaco mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích giúp bạn hiểu thêm về các loại hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Từ đó, bạn có thể lựa chọn văn hóa phù hợp hoặc xây dựng văn hóa riêng cho doanh nghiệp của mình.

  • Tìm hiểu về Checklist – Cách tạo một Checklist công việc chuyên nghiệp
  • Giao việc cho nhân viên nhà quản trị cần lưu ý điều gì?
Đánh giá nôị dung
author-avatar

About Vietnam Minaco

Minaco Vietnam là tài khoản Digital của Minaco nơi chúng tôi cung cấp đến bạn và thế giới những thông tin hữu ích về kinh nghiệm văn phòng, kinh nghiệm vật tư và các thông tin cập nhật về "ngôi nhà Minaco"